Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

VỈA HÈ VÀ LÒNG TỰ TRỌNG


Gõ cụm từ "Tái lấn chiếm vỉa hè" vào ô tìm kiếm, trong vòng 0,8 giây cho ra 0,8 tỷ kết quả. Những bài viết, những hình ảnh cho thấy tinh thần của dân tộc ta thật bất khuất lẫm liệt huy hoàng.

Trong một mớ bùng nhùng các bài viết, có bài mang tựa "Quận 1 vắng ông Hải 2 ngày, vỉa hè bị tái chiếm tràn lan". Nội cái tựa này thôi, cũng đủ cho phép chúng ta "khái quát" nhiều điều mà không sợ hàm hồ, vội vã.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới thành công của một dân tộc, nhưng nguyên nhân có tính cốt lõi, theo tôi, là lòng tự trọng và tính kỉ luật. Tất cả những dân tộc thành công đều sở hữu hai yếu tố này

Hai yếu tố tuy khác nhau nhưng liên quan mật thiết tới nhau, bổ khuyết, hỗ trợ nhau. Tự trọng sẽ tự giác, tự giác sinh kỉ luật, kỉ luật sinh chuyên nghiệp..., nghĩa là, có lòng tự trọng, mọi vấn đề văn hóa xã hội sẽ dễ dàng giải quyết. biết đề cao kỉ luật, sẽ dẫn tới chuyên nghiệp, và chuyên nghiệp trong mọi lĩnh vực sẽ dẫn tới thành công.

Dân tộc mõm vuông chẳng những không một chút tự trọng, kỉ luật, mà họ thường xuyên nhầm lẫn về khái niệm này. Họ tự ái, tự ti nhưng lại tưởng là đang tự trọng. Họ nhầm lẫn giữa vô kỉ luật với sự ứng biến...

Nhìn chung, lũ mõm vuông luôn nhầm lẫn, mà sự nhầm đáng ghê tởm nhất là sự vô liêm sỉ, lươn lẹo, láu cá được nhận diện là khôn ngoan, khéo léo, thức thời. 

Từ ngàn xưa lũ mõm vuông đã dậy nhau "Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn". "Miếng trầu là đầu câu chuyện". Trong mọi mối quan hệ, cái lí không phải là cái cần quan tâm trườc tiên, mà cái quan trọng là "sự biết điều". Sự biết điều ấy là cái gì khác ngoài một sự láu cá? Đạo lí vứt, luật lệ vứt nếu không có "miếng trầu", không có "đồng tiền đi trước". Và lũ mõm vuông coi sự láu cá mất dậy đó là khôn ngoan, hiểu biết.

Về lòng tự trọng, tôi đã viết quá nhiều, cũng không muốn nói lại mà chỉ muốn nhắn nhủ rằng, nhắm mắt lại ta sẽ thấy hàng ngàn hiện tượng xấu xa của xã hội này có xuất phát điểm từ vô liêm sỉ. Nhìn ra xã hội, rồi nhìn vào trong ta, cũng thấy rằng ta thường xuyên có những hành động xuất phát từ không tự trọng. Xã hội nát bét, trước tiên bởi xã hội không có tự trọng. 

Người ta hay nói về "lương tâm" thế rồi người ta cứ nghĩ rằng lương tâm là yêu thương là sẻ chia là nhân ái là đủ thứ, mà người ta không hề biết rằng, lương tâm là chiếc túi nhỏ đựng một thứ duy nhất, đó là lòng tự trọng. Không có tự trọng thì đừng nói tới nhân ái yêu thương sẻ chia hay cái chết tiệt gì khác.

Tự trọng sẽ dẫn tới thẳng thắn, trung thực, tự giác..., nhưng tất cả những đức tính ấy, lũ mõm vuông coi thường, bởi chúng cho đó là những đức tính dại dột. "Cái đồ ruột ngựa" là câu nói mang tính chê bai những người thẳng thắn (thẳng như ruột ngựa). Thói láu cá được nhận diện là khôn ngoan, sự thẳng thắn bị coi là dại dột thì tất yếu tâm lí "người ta làm thế, ngu gì, dại gì mình không làm" sẽ nẩy sinh.

Nhà bên lấn vỉa hè, ngu gì mình không lấn. Lũ mõm vuông nhìn nhau để theo nhau, nhưng nghịch lí là, chúng chỉ theo nhau làm việc xấu. Người ta ăn cắp, ngu gì mình không ăn cắp, nhưng người ta tử tế, thẳng thắn thì mình lại không chịu làm theo. Thấy ông Tây bà Đầm nhặt rác trên vỉa hè rồi bỏ vào thùng rác, lũ mõm vuông cười hềnh hệch rồi nhận xét "bố tiên sư lũ hâm". Ấy là bởi vì việc xấu thường có lợi trước mắt. Lợi trước mắt, và nhỏ nhặt. Nhưng văn hóa tiểu nông láu cá là văn hóa ngàn đời của chủng mõm vuông nên chúng chỉ ưa những gì tủn mủn. Thấy lợi trước mắt là làm, bất kể cái lợi ấy có thể gây hại về sau.

Không tự trọng thì dễ dãi với bản thân, dễ dàng buông thả, những tiền đề của thói vô kỉ luật. Mà đã vô kỉ luật thì đừng bao giờ nói tới tính chuyên nghiệp. Không chuyên nghiệp là tiền đề của xã hội lạc hậu. 

Trong chúng ta - cụ thể là những người đọc bài viết này - đã có ai từng lập cho mình một thời khóa biểu (sinh hoạt, học tập, làm việc) rồi nghiêm túc thực hiện nó chưa? Không lập nổi một thời khóa biểu thì đừng bao giờ nói tới việc lập một kế hoạch lâu dài. Ngôn ngữ ngày nay hay nhắc tới chữ "tầm nhìn". Chỉ thấy được trước mắt thì đừng viển vông bàn về chuyện chân trời.

Trở lại một chút với tựa đề bài báo bên trên. Đọc cái tựa, ta bức xúc với hiện tượng vỉa hè bị tái chiếm thì ít mà xót xa cho cái tâm thế nô lệ thì nhiều. Không tự trọng nên không biết tự giác, không tự giác nên phải cần ông Hải đá vào đít. Sểnh ổng ra 2 ngày là đâu vào đó, không phải tâm thế nô lệ thì là cái gì? Như vậy, không tự trọng đồng nghĩa với tâm thức nô lệ. Nô lệ thì đời nào tự giác. Nô lệ chỉ tuân thủ cái roi của ông chủ.

Như bên trên đã viết, sự buông thả dễ dãi thiếu lí tính được nhận diện là ứng biến, thông minh. Sự ứng biến được đề cao nên người ta dễ dàng lên án một điều xấu bằng một cách xấu. Chẳng cần nhìn đâu xa, các nhà dân chủ, các trí thức cấp tiến đang trình diễn rất rõ ràng cho chúng ta chiêm ngưỡng. Họ cổ vũ tôn trọng mọi ý kiến, cổ vũ đa nguyên, nhưng họ sẵn sàng gọi ai không hành động giống họ là lũ "khom lưng", "động vật". Họ tôn trọng sự lựa chọn bằng cách "chọn cá" và sẵn sàng đập chết kẻ nào "chọn thép" (tôi sẽ quay lại đề tài này bằng một bài riêng), họ xoen xoét nói về thượng tôn luật pháp để rồi cổ vũ việc làm mất dậy là ra Quốc lộ xâm phạm lợi ích chính đáng của người khác.

Có lẽ sự "khôn ngoan" của chủng tộc mõm vuông bắt nguồn từ triết lí-văn hóa sống từ ngàn đời, thứ văn hóa nhằm tới sự tồn tại (hiện hữu). Tồn tại là mục đích, tồn tại được là thành công, bởi đời sống đối với họ là "ăn, ngủ, đụ, ỉa. Sống từ từ, êm êm, dịu dàng như cây cỏ kia vũng nước này, hoặc như cái ghế bọc vải đỏ trên toa xe lửa nọ..." như bài hôm qua đã viết.

Tồn tại ấy, về bản chất là sự khước từ tự do (không hiểu các nhà dân chủ đòi tự do làm cái đéo gì nhỉ?). Chẳng những khước từ tự do, lũ mõm vuông còn có nhu cầu bị thống trị, nhu cầu được bảo ban, chăn dắt, và đá đít. Ngẫm kĩ xem có đúng không!

Vô liêm sỉ và vô kỉ luật, không nghi ngờ gì, là thuộc tính của chủng mõm vuông. Nếu như không có một ý thức thay đổi quyết liệt (ví dụ mang bài tản văn này vào phổ cập trong trường mẫu giáo, chẳng hạn) ngay từ giây phút này, thì muôn đời mõm vẫn vuông dài ra. Mà chúng ta đều biết rằng, mõm vuông chìa ra, ngoài nhai cứt thì chẳng để làm cái đéo zì.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét