Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017

PHẠM ĐOAN TRANG VÀ NHỮNG “THÀNH TÍCH” CHỐNG CHÍNH QUYỀN

--- Hải Trang ---

Có lẽ, cái tên Phạm Thị Đoan Trang đối với cộng đồng người Việt ở hải ngoại và một số người trong chính quyền, Quốc hội Mỹ và nhân dân Việt Nam không ai xa lạ. Bản thân nguyên là phóng viên Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh, trong những năm qua, người này nổi lên không phải vì có uy tín chính trị, không phải vì có thành tựu trong nghiên cứu, kinh doanh hay khoa học - công nghệ, mà nhờ thành tích chống đối điên cuồng.
Với chuỗi thành tích “bất hảo” được xây dựng trong quá trình sống ở hải ngoại, có thể điểm qua một số hoạt động chủ yếu như: ngày 12/01/2013, Phạm Đoan Trang xuất cảnh đi Thái Lan và sau đó làm thư ký văn phòng VOICE (tổ chức ngoại vi của Việt tân dưới hình thức NGOs) tại Philipines, được VOICE cử đi học  lớp truyền thông tại Mỹ. Dưới sự chỉ đạo của Trịnh Hội (cầm đầu VOICE), Phạm Đoan Trang đã tham gia điều hành một số hoạt động chống Việt Nam trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo của Việt Nam tại quốc hội Đức, Canada như:  Tháng 7/2013, Phạm Đoan Trang cùng một số đối tượng chống đối như Lã Việt Dũng, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thảo Chi… đến Băng Cốc, Thái Lan để tiếp xúc với đại diện của tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch) tại Thái Lan để trao “Tuyên bố 258” phản đối Điều 258 Bộ Luật Hình sự cho tổ chức này, vu cáo Việt Nam sử dụng các điều luật mơ hồ để đàn áp những người bất đồng chính kiến.
Phạm Đoan Trang (người ngoài cùng bên trái) - một trong những ngọn cờ chống đối Đảng Cộng sản Việt Nam, ảnh: internet
Trước kỳ Kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền (UPR) của Việt Nam tại Thụy Sỹ, Phạm Đoan Trang cùng số đối tượng chống đối như Nguyễn Anh Tuấn, Trịnh Hưu Long và Trịnh Hội đã tiếp xúc, vận động số Nghị sỹ Mỹ,  Canada, Châu Âu và đại điện các tổ chức quốc tế để vu cáo tình hình nhân quyền tại Việt Nam, kêu gọi các nước gây sức ép đối với Việt Nam trên lĩnh vực “dân chủ”, “nhân quyền”.  Phạm Đoan Trang cùng Trịnh Hội và Nguyễn Anh Tuấn đa tiếp xúc một số chính giới các nước Châu âu và đại diện các tổ chức nhân quyền quốc tế như: bà Annemie Neyts-Uyttebroeck (Nghị viên châu Âu) và bà Therese Murdock (Liên minh Dân chủ và Tự do châu Âu), ông Phelim Kine (Phó Giám đốc phụ trách châu Á của Human Rights Watch)… để vận động can thiệp, cải thiện tình hình “nhân quyền” tại Việt Nam và đưa ra nhiều thông tin, tài liệu vu cáo, xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam; vận động gây sức ép buộc Việt Nam phải từ bổ các Điều luật để đàn áp những người bất đồng chính kiến; kêu gỏi cho số đối tượng chống đối bị ta bắt, xử lý.
Chưa dừng lại ở đó, ngày 09/7/2014, Phạm Đoan Trang cùng với một số nghị sỹ đảng Dân chủ thiếu thiện chí với Việt Nam(Loretta Sanchez, Rosa DeLauro, George Miller, Louise Slaughter, và Donna Edwards) đã tổ chức cuộc họp báo để phản đối Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa Mỹ và Việt Nam trước trụ sở Quốc hội Mỹ; kêu gọi Quốc hội Mỹ không thông qua Hiệp định TPP với Việt Nam nếu Việt Nam không có những cải thiện về tình hình “nhân quyền”.
Ngày 28/01/2015 sau khi hoàn tất chương trình học về Chính sách Công bằng do Mỹ tài trợ tại trường Đại học Nam California, Hoa Kỳ, Phạm Đoan Trang đã về Việt Nam hoạt động. Vốn là người  được các thế lực thù địch xây dựng thành một “ngọn cờ” để tiến hành các hoạt động chống Đảng, Nhà nước, nhân dân chắc chắc, trong thời gian ở Việt Nam Phạm Đoan Trang sẽ tiến hành nhiều hoạt động chống đối quyết liệt, như cô từng tuyên bố sau khi xuống sân bay “ sẽ cố gắng làm được gì thì làm. Khi tâm niệm trong đầu mong muốn có sự thay đổi những vấn đề còn tồn đọng thì cứ nghĩ nhiều về nói sẽ tìm ra cách.”
Với những hoạt động chống đối quyết liệt như vậy, nhưng đáng tiếc, vẫn có một bộ phận trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại, một số cá nhân trong các hội, nhóm ở trong nước và một số chính khách Hoa Kỳ vì những lý do khác nhau vẫn chưa nhận rõ bộ mặt thật của Phạm Đoan Trang, mà còn tiếp tay, cổ súy cho các hoạt động chống phá của Phạm Đoan Trang hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét