Khoai@
Chùm ảnh Lính thủy đánh bộ Mỹ đổ bộ lên Đà Nẵng 52 năm trước cho thấy sự can dự của Mỹ vào chiến tranh Việt Nam. Chính điều này đã bác bỏ những luận điệu sai trái của các thế lực chống Việt Nam rằng, cuộc chiến trước năm 1975 là cuộc chiến huynh đệ tương tàn, mà không phải là chiến tranh giải phóng dân tộc. Những tấm hình này cũng là những cái tát vào mặt những kẻ cơ hội chính trị, đám tâm thức vong nô còn tỏ ra nuối tiếc vì đã "đánh đuổi văn minh" ra khỏi bờ cõi đất nước.
Tháng 3/1965, hai Tiểu đoàn Thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ lên bờ biển Đà Nẵng, Những bức ảnh quý ghi lại lần đầu tiên quân đội Mỹ đặt chân lên lãnh thổ Việt nam, đánh dấu sự can thiệp quân sự trực tiếp của Washington vào chiến cuộc Đông Nam Á.
Cố vấn quân sự Mỹ và lực lượng không quân đã tham chiến tại Việt Nam nhiều năm, hỗ trợ cho lực lượng quân sự chính quyền Sài Gòn. Triển khai thủy quân lục chiến tại Đà Nẵng ngày 08.03.1965, đánh dấu giai đoạn mới của cuộc xung đột, chuyển hóa thành chiến tranh cục bộ với sự tham gia ngày càng tăng lực lượng quân đội Mỹ trên chiến trường. (Ảnh: USMC)
Đà Nẵng là thành phố cảng thuộc tỉnh Quảng Nam, khu vực phía Bắc Nam Việt Nam, cách khu phi quân sự khoảng 85 dặm. Sân bay được thừa hưởng từ quân đội Pháp; Lực lượng không quân Mỹ có mặt ở đây từ năm 1962. (USMC)
Sự can thiệp quân sự của Mỹ vào Việt Nam gia tăng cường độ bắt đầu vào ngày 02.03 với chiến dịch “Sấm rền” “Operation Rolling Thunder”, tiến hành không kích miền Bắc Việt Nam với cường độ cao. Chiến dịch Rolling Thunder kéo dài 3 năm rưỡi ở nhiều cấp độ khác nhau.
Căn cứ và sân bay của Mỹ trở thành mục tiêu tấn công thường xuyên của quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Trong ảnh là kết quả của một vụ pháo kích của Quân Giải phóng vào căn cứ không quân Biên Hòa 11. 1964; bốn quân nhân Mỹ thiệt mạng , một số máy bay bị phá hủy. (Ảnh: USAF)
Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến viễn chinh số 9 đổ bộ lên bờ biển Đà Nẵng nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công của Quân Giải Phóng vào các lực lượng của quân đội Mỹ và quân đội Sài Gòn.
Sự gia tăng với cường độ lớn các cuộc tấn công vào lực lượng quân sự Mỹ và tình hình bất ổn chính trị của chính quyền Sai Gòn đã khiến cho Tổng tư lệnh lực lượng viễn chinh Mỹ ở Việt Nam, tướng 4 sao William Westmoreland chính thức yêu cầu triển khai lực lượng bộ binh vào tháng 01..
Thủy quân lục chiến được triển khai !: 08.03, khoảng 4,000 yards (3,6 km) cách bờ biển Việt Nam, thủy quân lục chiến Mỹ chuẩn bị tiến vào đất liền từ các tàu đổ bộ thuộc lực lượng Amphibious Task Force 76. Trong ảnh là Lính thủy đánh bộ Mỹ trên tàu USS Vancouver. (USMC)
Lực lượng đổ bộ đường biển bao gồm các tàu chỉ huy USS Mount McKinley, tàu vận tải USS Henrico, tàu chở hàng USS Union, tàu vận tải đổ bộ có đà tàu USS Vancouver. (USMC).
Sau thời gian chậm trễ do thời tiết gây ra sóng lớn, 06:00 ngày hôm sau, hai tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn Thủy quân lục chiến viễn chinh số 9 cập bờ tại bàn đạp RED Beach 2, phía bắc của căn cứ không quân. (USMC)
Thủy quân lục chiến mang vũ khí và trang thiết bị trên bờ.
Các xe thiết giáp cũng đổ bộ tự hành từ tàu đổ bộ hạng nặng
Xe tăng đổ bộ lên bờ biển
Những chiếc xe tăng lần lượt cập bờ biển
Một góc quan sát lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ đổ bộ lên bờ biển (USMC)
Lính Mỹ triển khai trận địa phòng ngự ven bờ biển nơi đổ bộ(USMC)
Hai binh sĩ Mỹ đào đặp trận địa súng máy M60 (USMC)
Chuẩn Tướng Frederick K. Karch (bên phải), chỉ huy trưởng lực lượnglữ đoàn 9 Thủy quân Lục chiến Mỹ bàn bạc ngay trên bãi biển với các tướng quân đội Sài Gòn Thi và Lâm ngay trong khi đổ bộ. (USMC)
Lính thủy đánh bộ Mỹ hành quân về vị trí trú quân. Quân đội Sải Gòn đảm nhiệm bảo vệ các tuyến đường hành quân xung quan căn cứ không quân Đà Nẵng
Hành quân về căn cứ
Chính quyền Sài Gòn đã tổ chức cho các học sinh địa phương chào đón lực lượng viễn chinh đến Đà nẵng - Việt Nam, băng cờ khẩu hiệu dăng trên những tuyến đường hành quân. Trong hình, cổng chào với khẩu hiệu "Chào mừng đến Việt Nam", trẻ em địa phương tò mò và hiếu kỳ nhìn ngắm những xe quân sự Mỹ ở ngoại ô Đà Nẵng. (USMC)
Lực lượng tăng cường và trang thiết bị được trực thăng vận từ Okinawa và các căn cứ khác ở Việt Nam vào thành phố Đà Nẵng . Những phân đội đầu tiên của tiểu đoàn Thủy quân lục chiến số 3 đến căn cứ không quân sau buổi chiều hôm đó.
Lực lượng triển khai ban đầu được giới hạn nghiêm ngặt về phương thức tác chiến và chỉ thực hiện nhiệm vụ phòng thủ, mệnh lệnh từ Bộ tổng tham mưu trưởng liên quân xác định "các lực lượng Hải quân Hoa Kỳ sẽ không tham gia vào các trận đánh tấn công VC trong thời gian kế tiếp." Trong hình là hoàn thành việc xây dựng trận địa bazooka gần bãi biển ngày D-Day. (USMC)
Lĩnh thủy đánh bộ nhanh chóng xây dựng trận địa phòng thủ trong và xung quanh sân bay, thiết lập các đồn, các trận địa pháo, định vị cáctrận địa tên lửa đất -đối-không HAWK. Trong hình, một vị trí súng bazoka 120mm trên Đồi 327 phía tây nam sân bay. (USMC)
Trận địa lựu pháo 105 mm của lính thủy đánh bộ (USMC)
Một chiếc xe ủi hạng nhẹ đang mở đường vào vị trí phòng ngự trên đồi 327. (USMC)
Lính thủy đánh bộ chất hàng lên hai chiếc trực thăng vận tải tại sân bay Đà Nẵng
Hai trực thăng vận tải hạ cánh xuống cao điểm 327
Lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ có nhiệm vụ bảo vệ sân bay, lực lượng quân lực ARVN có nhiệm vụ bảo vệ thành phố Đà Nẵng và các khu vực dân cư
các cuộc tấn công của Quân Giải Phóng tiếp tục gia tăng, Mỹ đã buộc phải gia tăng số lượng bộ binh tham chiến. các lực lượng Thủy quân lục chiến tiếp tục được yêu cầu bổ sung được yêu cầu để củng cố tuyến phòng ngự tại Đà Nẵng và ở gần sân bay Huế / Phú Bài. (USMC)
Tháng 4, Tổng thống Mỹ Johnson đã dỡ bỏ các hạn chế hoạt động tác chiến, các tiểu đoàn bộ binh Mỹ có thể mở rộng phạm vị hoạt động, tiến hành các chiến dịch truy quét xa căn cứ nhằm mục đích "Tìm và diệt" Quân Giải Phóng
Những cuộc hành quân càn quét "Tìm và diệt" của Lính thủy đánh bộ Mỹ được triển khai bắt đầu từ tháng Sáu.
Cuộc đổ bộ Lính thủy đánh bộ Mỹ vào Đà Năng là mở đầu cho gần 10 năm nước Mỹ ngập sâu vào vũng lầy "chiến tranh cục bộ", gia tăng cường độ chiến tranh và cũng gia tăng số lượng lính Mỹ tử thương trên chiến trường Việt Nam, một sai lầm khủng khiếp trong "chiến lược viễn chinh" của Washington trong khu vực địa chính trị Đông Nam Á.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét