Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017

LUẬN ĐIỂM SAI TRÁI CỦA ĐOAN TRANG

--- Hải Trang ---

Một trong những vũ khí đấu tranh của các biểu tình viên chuyên nghiệp hiện nay được dựa trên "Cẩm nang đối phó với công an" (Link http://www.phamdoantrang.com/2015/03/cam-nang-lam-viec-voi-ca-danh-cho-cac.html) do Đoan Trang sáng tác. Theo cẩm nang này, hành vi tụ tập đông người cản trở giao thông tuy vi phạm Nghị định Chính phủ nhưng không vi phạm hiến pháp. Dẫn điều 25 Hiến pháp Việt Nam 2013 Đoan Trang cho rằng công dân có quyền hợp pháp biểu tình theo ý công dân. Từ đó cô ta kết luận Nghị định Chính phủ về cấm tụ tập đông người là vi hiến vì ngăn cản công dân thực hiện quyền biểu tình.
Bài viết trên blog Đoan Trang. Ảnh. Chụp từ bài viết
 Hãy xem xét và phân tích sự sai trái trong lập luận trên.
          Điều 25 Hiến pháp 2013 quy định công dân được quyền biểu tình và  việc thực hiện quyền này diễn ra theo quy định của pháp luật. Đoan Trang trích câu đầu điều 25 nhưng cố tình cắt xén câu sau nhằm xuyên tạc thông điệp của Hiến pháp. Công dân có quyền biểu tình nhưng không có nghĩa muốn biểu tình thế nào cũng được. Việc thực hiện quyền công dân luôn phải tuân theo pháp luật hiện hành. Hiện nay chưa có Luật Biểu Tình do vậy mọi hoạt động biểu tình của công dân cần tuân thủ những quy định khác trong pháp luật. Cụ thể nếu công dân trong quá trình thực hiện quyền biểu tình lại vi phạm Nghị định chính phủ về an toàn giao thông thì hành vi biểu tình được coi vi phạm pháp luật hiện hành.
          Hiến pháp Việt Nam quy định tại điều 96 về quyền hạn của Chính phủ. Theo đó Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất của nước Việt Nam. Chính phủ có quyền hạn tổ chức thi hành Hiến pháp, pháp luật, pháp lệnh do Quốc Hội thông qua. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc Hội và chỉ có Quốc Hội mới có quyền quyết định một Nghị định do chính phủ ban hành có vi hiến hay không. Công dân không có thẩm quyền tuyên bố một Nghị định nào đó của Chính phủ là vi hiến. Khi và chỉ khi Quốc Hội ra văn bản chính thức đình chỉ một Nghị định khi ấy Nghị định mới hết hiệu lực.
Tại Điều 46 Hiến pháp  (sửa đổi, bổ sung năm 2013) quy định:
Điều 46
“Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.”
Như vậy công dân có nghĩa vụ tuân theo pháp luật và các văn bản dưới luật do Chính phủ ban hành dưới sự chấp thuận của Quốc Hội. Hành vi chống lại Nghị định hợp pháp của Chính phủ là hành vi vi phạm pháp luật.
Từ các phân tích trên thấy rõ việc tụ tập vài trăm người của các “biểu tình viên” gây cản trở giao thông náo loạn nơi công cộng hiển nhiên vi phạm pháp luật hiện hành. Những biểu tình viên kèm xuyên tạc viên chuyên nghiệp như Đoan Trang không ngừng cắt xén Hiến pháp bóp méo thông điệp nhằm lôi kéo dụ dỗ các bạn trẻ vào hoạt động không chính đáng. Một số bạn trẻ do chưa nắm rõ Hiến pháp đã nghe theo tham gia vào hoạt động tuần hành gây rối loạn qui tắc sinh hoạt công cộng tại thủ đô.
Qua đây người viết bài muốn nhắn nhủ tới các bạn trẻ hãy tự mình tìm hiểu thật kỹ hệ thống Hiến pháp pháp luật Việt Nam. Suy nghĩ cân nhắc thấu đáo hành động của mình. Trong trường hợp tồi tệ xảy đến với các bạn e rằng không cô Đoan Trang nào với cẩm nang của cô ta hay bất kỳ một luật sư nào có thể bảo vệ được các bạn trước pháp luật.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét