Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017

SỰ LÁO XƯỢC CỦA ĐOAN TRANG

--- Bút Lông ---

Trước và trong dịp Tết này, trên mạng xã hội, nhất là trang BBC, RFA, VOA và các facebook cá nhân, người ta biết được thông tin có một nhóm nhỏ người Việt Nam tìm cách sang Hoa Kỳ và một số nước Âu Châu để tiến hành cái gọi là “vận động vì nhân quyền tại Việt Nam”. Trong nhóm này có Đoan Trang - một blogger khá có tiếng vì cách viết mạnh tay cũng như phong cách khác người.
Blogger Phạm Đoan Trang, Ảnh: Internet
Có lẽ được đi xe “Tây”, ngồi nói chuyện với “Tây”, tham quan du lịch (nhưng theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” - như bản thân Trang cũng thừa nhận) Đoan Trang đã nảy sinh xúc cảm và viết “tình thư” cho một nhân viên an ninh nào đó của Việt Nam với tiêu đề “Thư gửi một nhân viên an ninh”.
Hãy khoan bàn việc Trang khoe mình đang thực hiện sứ mệnh “cao cả” ở trời Âu. Chỉ xin bàn về việc trong “bức thư”” này Đoan Trang đã có những câu chữ thể hiện sự coi thường người dân Việt Nam đáng bị lên án.
Đoan Trang khoe đi khắp nơi trong dịp ngắn ngày với nhiều ấn tượng tốt đẹp về con người và địa điểm nơi Trang tới. Dưới ngòi bút của Trang họ là những người tuyệt vời và những đức tính của họ chỉ tồn tại ở những quốc gia văn minh. Nhưng Đoan Trang cần hiểu trong một chuyến thăm quan ngắn ngày, lại được tài trợ bởi một kẻ cơ hội như luật sư Trịnh Hội - một trong những đối tượng cầm đầu của ổ nhóm phản động Việt Tân thì những thứ mà Trang trải nghiệm và cảm nhận được mới chỉ là nhất thời, bởi các cụ nhà ta đã từng có câu “có ở trong chăn mới biết chăn có rận”.
Mỗi khi có việc không hay xảy ra với mình, Đoan Trang lại liên hệ đến đất nước Việt Nam và gán cho những điều xấu xa, thô bỉ. Hãy thử đọc đoạn Đoan Trang khoe bị ngã ở trong Hạ viện Mỹ “Hôm vào Hạ viện Mỹ, chị khụng khiệng trên đôi giày cao gót dọc một hành lang để vào phòng hội nghị. Vì không quen đi giày cao gót nên chị trượt chân ngã lăn quay trên thảm. Nghe tiếng ''huỵch'' rõ to, cả đám bảo vệ đứng ngoài cổng và quan chức phía trong phòng họp đều đổ xô ra. Khi thấy người gây ra tiếng động là một cô gái châu Á vừa bị ngã, đang lập cập ngồi lên, họ lao cả đến để... đỡ chị dậy. Ai cũng hỏi ''bạn có sao không'' một cách nhẹ nhàng, lịch sự và nhân ái đến mức chị đã bối rối lại càng bối rối. Họ hỏi rất thật lòng và cố gắng để mình không có cảm giác ngượng ngùng. Và ngay lúc ấy chị nghĩ, nếu ta đang ở Việt Nam mà bị ngã như thế thì sao? Chắc là sẽ có ngay hàng tràng cười hô hố: ''Chưa đến giường cơ mà em ơi'', ''thọt chân à em''...” hay tình huống xảy ra khi đi xe buýt ở Thụy Điển. Không hiểu Đoan Trang hàng ngày ở Việt Nam đi lại bằng phương tiện gì. Nếu chịu khó lên một chuyến xe buýt nào đó ở trên khắp đất nước Việt Nam, sẽ không hiếm gặp người trẻ tuổi nhường người già, phụ nữ có thai và trẻ em. Đấy là một trong những nét đẹp của văn hóa giao thông đáng tự hào của dân tộc ta đấy. Không thể lấy một vài hiện tượng đơn lẻ mà quy chụp như cách viết của Đoan Trang và với cách viết này, người ta thấy mình đang được đọc câu chuyện của một nhà cầm bút chuyên ngồi bàn giấy sáng tác mà thôi.
Và trong cơn xúc cảm thiếu kiềm chế, Đoan Trang đã nhẫn tâm viết những dòng chữ “Chị thấy xót xa cho thế hệ bố mẹ của chúng ta - những người sống trải qua bao năm tháng chiến tranh bom đạn, rồi tới thời bao cấp đói khổ, và trên tất cả, cứ sống mãi trong một xã hội người với người đối xử với nhau hung hãn như chó sói”. Thật kinh khủng. Không hiểu não trạng của Đoan Trang thế nào mà dám mạnh tay phóng bút như thế. Theo Trang, thế hệ bố mẹ Trang (tất nhiên có cả bố mẹ và người thân của Trang nữa chứ) đối xử nhau như loài chó sói - một loại động vật hoang dã, hung dữ và gần như không thể cảm hóa. Không hiểu bố mẹ, gia đình Trang và những người thân của Đoan Trang khi đọc đoạn này cảm thấy thế nào nhưng với bất kỳ người dân Việt Nam nào đọc đoạn này đều thấy tức giận và ghê tởm. Một sự coi thường, miệt thị, láo xược của một kẻ có học, được đào tạo khá bài bản. Con người đó được nuôi dưỡng tử tế và bây giờ, vì muốn bán chữ nuôi thân mà dám quay lại chửi bới xã hội và những người đã nuôi dưỡng mình.
Thử hỏi, với cách hành xử vô lễ như vậy, Đoan Trang lấy tư cách gì để định “đại diện” mà “đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét