Đúng là cuộc đời không biết đâu mà lần. Mới hôm nào đó, người ta còn tung hê GS Ngô Bảo Châu sau khi ông lên tiếng về vụ 1400 tỷ đồng để xây dựng quảng trường tại tỉnh Sơn La vừa qua. Có người đã gần như ngay lập tức xem ông là một nhà khoa học chân chính khi dám đứng lên phản biện về một điều mà giới trí thức, nhà khoa học trong nước không dám nói đến. Câu chuyện chỉ có thể kết thúc khi báo đài trong nước cho biết 1400 tỷ kia là con số mà UBND tỉnh Sơn La dự kiến để xây dựng quần thể quảng trường Sơn La, trong đó có tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh; vấn đề này Chính phủ và các cơ quan Trung ương chưa có ý kiến chính thức (thông thường với các công trình lớn như thế này, Trung ương chưa có ý kiến bằng văn bản thì chưa thể tiến hành). Sau bận ấy, có thể GS Châu đã tự rút ra cho mình một bài học sâu sắc, đáng nhớ bởi sự chủ quan của bản thân và sự thiếu suy xét kỹ lưỡng khi đứng trước một vấn đề; vậy nhưng rất nhiều người đã hết sức thông cảm cho ông bởi dù sao ông lên tiếng vì sự nhiệt tâm chứ không phải là một kẻ cơ hội. Song, có một điều hết sức lạ lùng là đám người từng tung hê, từng ngợi ca GS không biết lặn từ bao giờ....
Có một điều rất dễ nhận thấy là sau vụ lên tiếng về tượng đài tại tỉnh Sơn La, GS của chúng ta đã thận trọng hơn rất nhiều; ông đã thực sự nói không với những câu chuyện không thuộc về thế mạnh của bản thân, hoặc không thực sự hiểu biết đầy đủ về vấn đề đó (thiếu thông tin) để trở về với cái lĩnh vực ông từng gây sự yêu mến từ rất nhiều người: Lĩnh vực giáo dục. Vậy nhưng, sự chuyển rẽ tất yếu thuộc về tư duy của GS đã ngay lập tức hứng chịu những lời lẽ không hay của đám người tiểu nhân - những kẻ vẫn từng ngày, từng giờ chờ đợi sự lên tiếng của GS ở một khía cạnh phê phán chế độ, xã hội hiện thời chứ không phải là sự phản biện mang tính khách quan, đa chiều.
Kịch sỹ Nguyễn Lân Thắng và màn "thêm dầu vào lửa" (FB Nguyễn Lân Thắng).
Xin quay trở lại với sự lên tiếng của GS về kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua. Trong khi cả xã hôị đang sục sôi vì câu chuyện xét tuyển đại học, cao đẳng theo chủ trương của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Sự khó khăn và không ít sự nhiêu khê đã được báo giới và rất nhiều trang mạng xã hội ghi lại. Và trong một trạng thái phẫn nộ, bức xúc rất nhiều thí sinh, người nhà của họ đã trút cơn bực tức lên vị tư lệnh ngành giáo dục. Đỉnh cao của việc này chính là việc yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Phạm Vũ Luận "từ chức ngay lập tức". Đáng nói hơn, dù không trực tiếp ảnh hưởng xấu từ hình thức thi và xét tuyển mới của Bộ Giáo dục & đào tạo, song vẫn xuất hiện một đám người vào cuộc kiểu "vơ đóm ăn tàn", thúc đẩy sự phẫn nộ, bức xúc của người dân lên cao.... Những dòng khẩu hiệu được viết, chụp và đăng tải trên các trang mạng xã hội với nội dung "Yêu cầu Bộ trưởng Bộ giáo dục & Đào tào từ chức ngay lập tức" đã lan tràn với tốc độ chóng mặt và tương đối sâu rộng như một phong trào. Bản thân những người thực hiện điều này hiểu rằng, có thể những câu khẩu hiệu đó sẽ không tác động quá nhiều đến việc làm hay nghỉ của ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục & đào tạo, song điều chúng muốn là tăng thêm sự phẫn nộ của những người dân, những bậc phụ huynh học sinh có con em thi tuyển năm nay.
Và xem chừng, những điều như thế này sẽ không ảnh hưởng ngay lập tức, trực diện tới các chủ thể liên quan, nhưng về lâu, về dài thì đấy lại là vấn đề đáng báo động bởi, ngày hôm nay có thể ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục & đào tạo bị yêu cầu từ chức, ngày mai lại là một ông Bộ trưởng khác.... và lí do để yêu cầu các ông này "từ chức" là các quyết sách sai trái và không hợp lòng dân. Cho nên, từ một vấn đề có tính xã hội bình thường bị đám người xấu lợi dụng nên đã vô tình trở thành một chủ đề chính trị hết sức nóng bóng, đáng quan tâm. Xin khẳng định thêm rằng, đây cũng là phương cách quen thuộc mà đám "dân chủ", "Chống cộng cực đoan" vẫn thực hiện để bôi lem, làm xấu đi hình ảnh chế độ trong mắt người dân.
Rõ ràng, trách nhiệm phản biện lại, lên tiếng để bảo vệ Bộ giáo dục & đào tạo nói chung, cá nhân Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thuộc về Nhà nước và các cơ quan chuyên môn. Tuy nhiên, cũng cần nhận thức rõ một thực tế là không phải khi nào, vấn đề gì thì khi Nhà nước có động thái đính chính, lên tiếng thì người dân đều tin. Đó cũng là lí do lí giải tại sao có một bộ phận người rất nhỏ trong xã hội nhưng vì yếu tố này, yếu tố khác, tiếng nói của họ có sức ảnh hưởng to lớn tới bộ phận còn lại của xã hội. GS Ngô Bảo Châu là một ví dụ.
Nếu trong câu chuyện 1400 tỷ xây dựng quảng trường tại Sơn La, sự lên tiếng của GS Ngô Bảo Châu dù đã tạo nên những làn sóng không đáng có trong dư luận người dân thì ở câu chuyện liên quan tới Bộ Giáo dục & đào tạo vừa qua, GS Châu đã cứu cho Bộ này một màn thua trông thấy. Quả thực, trong cơn thịnh nộ đang đến thì người dân có thể nói, có thể lên án bất cứ điều gì và dường như điều thúc đẩy họ là những điều mang tính trực quan sinh động. Họ lên tiếng, họ phê phán Bộ Giáo dục & đào tạo đơn thuần bởi họ thấy con cái họ đã khổ sở trong việc xét tuyển Đại học, cao đẳng, những giọt nước mắt đã rơi... và ngoài những điều đó ra họ không thèm quan tâm tới bất cứ điều gì xung quanh.
GS Ngô Bảo Châu lại khác, cá nhân ông dù rất tâm huyết, trăn trở với sự học của nước nhà nhưng ông là một người hoàn toàn đứng ngoài cuộc song khác với đám người có cùng điểm chung này, ông lại là một nhà khoa học tài năng, hiện đang giảng dạy, công tác ở một đất nước có nền giáo dục tiên tiến.... Vì vậy nên cái góc nhìn, cái cách nhìn nhận vấn đề của ông chắc chắn sẽ công minh và khách quan hơn. Phản ánh về điều này rất nhiều tờ báo trong nước đã giật tít kiểu như "Giáo sư Ngô Bảo Châu 'bênh' Bộ trưởng Phạm Vũ Luận" (Báo Thanh niên) nhưng công bằng mà nói thì ở đây không có bất cứ một sự bênh vực nào, GS Châu cũng không hề chịu bất cứ một sức ép nào từ Bộ Giáo dục & đào tạo khi nói ra những điều về kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia vừa qua. Sở dĩ ông thông cảm bởi ông không chịu sự chi phối trực tiếp của vấn đề và ông cũng tư duy vấn đề dựa trên những thứ nguyên tắc có tính cốt lõi, kiểu như không thể đánh giá toàn đại cục chỉ bởi nó mới diễn ra một lần; Bộ Giáo dục & đào tạo cần thời gian để không chỉ kiểm nghiệm cái mình làm liệu đúng bao nhiều %, hạn chế bao nhiều % .... mà còn cần để điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện hơn; mọi cái mới khi ra đời đương nhiên sẽ phải chịu sự thử thách và chính sự thử thách đó làm cho chủ trương, chính sách.... đó trở nên hoàn mỹ, vì con người hơn.
Với một góc nhìn có tính tương tác cao, GS Châu không ngần ngại chỉ ra rằng, hình thức thi cử mới của Bộ Giáo dục & đào tạo đang vấp phải những điều không đáng có, những điều làm khó chính thí sinh dự thi.... Tuy nhiên, ông cũng cho rằng: “Không công bằng nếu đánh giá một việc ở tầm quốc gia, liên quan đến triệu con người, dựa trên một sự kiện mang tính cá nhân, như việc một phụ huynh thuê xe cứu thương để kịp rút (hay nộp) hồ sơ cho con”. (Xem thêm: Tại đây).
Và cái gì đến đã phải đến.... Trong khi Bộ Giáo dục & đào tạo đã được GS Châu cứu một bàn thua trông thấy. GS Châu đã giúp cho không ít người thấy và thông cảm cho quá trình đưa một chủ trương mới vào thực tiễn; trách nhiệm của Bộ Giáo dục & đào tạo là sẽ chỉnh lý, hoàn thiện và tính toán kỹ hơn việc áp dụng hình thức thi mới vào các năm sau.... Song, một cái kết có hậu giành cho Bộ Giáo dục & Đào tạo là điều mà đám người diều hâu, cơ hội như đã nói ở trên muốn.
Viết về GS Ngô Bảo Châu trong một bài viết mới nhất, Mai Tú Ân đã gọi "GS Ngô Bảo Châu là một tên trí thức điếm đàng...". Để hạ bệ một hình tượng như GS Châu, Mai Tú Ân đã không dừng lại ở những câu chuyện mới đi qua, gã đã bắt đầu từ những câu chuyện mà nếu ai theo dõi sát sao mới thấy rằng, nó không quá nhiều liên quan tới GS Châu như vụ việc chặt cây xanh tại Hà Nội. Xin lưu ý rằng, với thời gian 09 tháng sinh sống, giảng dạy tại một trường Đại học tại Pháp, GS Châu không có nhiều thời gian đến thế để việc gì, sự kiện gì cũng có thể tham gia - Đó cũng là điểm khác giữa một trí thức chân chính với đám nhân danh trí thức thừa thời gian không biết làm gì như Nguyễn Quang A, Nguyễn Lân Thắng, Chu Hảo.... Và thay vì nhận thức sự chuyển biến về mặt tư duy và hệ quả của GS Châu là câu chuyện có tính tất yếu, phù hợp thì họ lại xem việc hôm nay GS lên án chính quyền, hôm sau ủng hộ Chính quyền là cái cách nguỵ trang hòng vừa chứng minh với công chúng mình là một nhà khoa học chân chính, vừa không làm phật ý chính quyền: "Nhưng dù có khéo léo đến đâu thì chúng tôi cũng không còn tin ở ông nữa, và chúng tôi càng không tin ở ông khi chúng tôi nhìn lại sự nghiệp của ông, sự nghiệp mà chế độ này đã phóng ông lên. Nên cho dù ông có được tung hô thế nào thì chúng tôi cũng coi khinh ông".
Rồi như những kẻ bất mãn, ưa xét lại, chúng lại đặt dấu hỏi to tướng tới những thành quả mà GS Châu đã đạt được như "Ông là giáo sư trẻ nhất nhưng là do chế độ này phong cho, và liệu có đáng để chúng tôi tin không.
Ông đoạt giải toán học quốc tế mà ông luôn so sánh giải đó với giải Nobel, nhưng chúng tôi biết đó là một giải toán học Trẻ (Fields dành cho dưới 40 tuổi) mà ông cố tình quên"....
Câu chuyện về việc GS Châu được nhận căn biệt thự 12 tỷ cũng được đưa ra như để nói rằng, do nhận được sự biệt đãi từ Nhà nước nên dù trên bất cứ phương diện nào thì ông không thể nói khác hay làm ảnh hưởng tới uy tín của Nhà nước. Nghĩa là trong mắt Mai Tú Ân, GS Châu đã nô lệ cho vật chất - một điều mà một nhà khoa học chân chính sẽ không bao giờ chấp nhận....
Nói ra như thế để thấy rằng, chúng đã từng tung hê và không ngần ngại dành cho ông những lời khen có cánh khi GS Châu nói và nghĩ giống chúng. Và chúng sẽ sẵn sàng đạp đổ cái tượng đài của ông một cách không thương tiếc một khi ông nhận thức đúng bản chất vấn đề, nói đúng điều cần nói. Thế mới biết, ở Việt Nam để có thể làm một nhà khoa học chân chính không phải là chuyện dễ bởi nếu không vững vàng thì những câu chuyện thị phi kiểu như thế này đủ giết chết một tài năng!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét