Chuyện kể rằng: Lòng tin sẽ mất đi nếu sự giả dối cứ tiếp diễn.....
Video Câu Chuyện Chú Bé Chăn Cừu (Nguồn: Youtube).
Sau màn kịch vụng, thiếu sức sống và nhiều "sạn" xung quanh câu chuyện Thứ trưởng Bộ Thông tin & truyền thông Trương Minh Tuấn xử lý Nhà báo Đỗ Hùng - Nguyên Phó tổng thư ký báo Thanh niên bị nhiều người chỉ trích. Không hiểu có phải nhận thấy bị thiên hạ phát hiện bút danh Bích Minh là mình không nhưng Người Buôn Gió - Bùi Thanh Hiếu đã tiếp tục đăng đàn với một bài viết mới: "Gay gắt tranh quyền kiểm soát truyền thông" (bài viết được đăng trên trang Ba Sàm).
Sau màn kịch vụng, thiếu sức sống và nhiều "sạn" xung quanh câu chuyện Thứ trưởng Bộ Thông tin & truyền thông Trương Minh Tuấn xử lý Nhà báo Đỗ Hùng - Nguyên Phó tổng thư ký báo Thanh niên bị nhiều người chỉ trích. Không hiểu có phải nhận thấy bị thiên hạ phát hiện bút danh Bích Minh là mình không nhưng Người Buôn Gió - Bùi Thanh Hiếu đã tiếp tục đăng đàn với một bài viết mới: "Gay gắt tranh quyền kiểm soát truyền thông" (bài viết được đăng trên trang Ba Sàm).
Lái gió Bùi Thanh Hiếu (Nguồn: Internet).
Ngay ở màn dạo đầu, gã đã không quên đón đầu suy nghĩ của thiên hạ rằng mình chính là Bích Minh qua chi tiết: "Mọi phân tích đã có trong bài viết dưới đây: Cuộc đấu đá ngầm đằng sau vụ nhà báo Đỗ Hùng bị tước thẻ. Điều đáng nói là trong tổng thể bài viết lần này, ngoài nhân vật chính không thể không nói đến là ông Trương Minh Tuấn - Thứ trưởng Bộ Thông tin & truyền thông vẫn giữ nguyên "vai" thì lứa nhân vật ở bài viết như Đỗ Hùng, Nguyễn Mạnh Hùng - Tổng Giám đốc Viettell, Trần Bình Minh - UV TƯ Đảng, Tổng Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam giờ đã thay đổi và đảm nhận vai phụ thay vì vai chính như trước đây. Một loạt các nhân vật mới được sắm các vai chính - phụ xen lẫn nhau như Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị, đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng ban Tuyên giáo Hà Nội Hồ Quang Lợi, Tổng biên tập Vietnamnet Phạm Anh Tuấn, Tổng biên tập báo Người lao động, Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt....
Mới chỉ nhìn qua dàn "diễn viên" hùng hậu này thì cũng đã đủ biết cái kịch bản được Bùi Thanh Hiếu (Người Buôn Gió) vẽ ra lần này đương nhiên sẽ phức tạp hơn. Đây có lẽ cũng là một điểm mới mà Bùi Thanh Hiếu đã học được sau những tiếng chê, thậm chí là chửi của thiên hạ sau màn kịch vụng đầu tiên: Sự giản đơn trong việc bố trí tuyến nhân vật và những tình tiết liên quan đã khiến nó trở nên dễ dàng bị người khác bóc mẽ và tẩy chay. Cho nên, với sự đa dạng trong tuyến nhân vật, sự phong phú về mặt nội dung trong vở kịch mới và cũng là tiếp nối vở kịch trước, Bùi Thanh Hiếu đã hi vọng sẽ lấy lại được lòng tin của người khác và người ta sẽ nhanh chóng quên đi câu chuyện được vẽ ra lần trước.
Trong câu chuyện này, điểm nhấn và cũng được xem là trung tâm câu chuyện nhà báo Nguyễn Ngọc Quang bị hai sát thủ truy đuổi chém giữa ban ngày tạị Thái Nguyên hôm 4/9/2015. Và để vở kịch đi theo quỹ đạo hợp lý, không gượng gạo, không hiểu lấy từ đâu và thông tin nào nhưng Hiếu đã nhanh chóng chỉ ra rằng nhà báo Nguyễn Ngọc Quang bị côn đồ đuổi theo chém giết là "Do ông Quang có những bài viết phê phán việc khai thác quặng hiếm của tập đoàn Masan gây ô nhiễm môi trường và đền bù không thoả đáng cho dân. Những bài báo của Quang đã kích thích dân chúng quanh khu mỏ biểu tình phản đối tập đoàn Massan"; rồi Hiếu cho biết thêm người đứng sau ập đoàn Massan là con gái của đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và chính thủ tướng là "ông chủ thực sự của tập đoàn này".
Từ chi tiết này, Bùi Thanh Hiếu đã vẽ ra một cuộc đấu đá giữa một bên là thứ trưởng Trương Minh Tuấn trong cuộc đua vào chiếc ghế Bộ trưởng Bộ Thông tin & truyền thông đã nhanh chóng nắm lấy cơ hội này để lấy lòng ông Thủ tướng. Ở phía bên kia, phe của đương kim Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị và đám tay chân mà Hiếu chỉ đích danh là Trưởng ban tuyên giáo Hà Nội Hồ Quang Lợi cũng đã chớp cơ hội này để tấn công Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.... vân vân và vân vân. Và như thế cuộc đấu đá giữa hai phe quyền lực trong đảng bằng phương tiện truyền thông đã được bắt đầu và những kiểu ăn miếng, trả miếng đã được hai bên thực hiện không kém li kì kiểu phim kiếm hiệp dã sử Trung Quốc.
Lợi thế của ông Tuấn được Hiếu chỉ ra trong cuộc đấu sinh tử này đơn giản chỉ là cái chớp thời cơ của một ông trùm thực sự của truyền thông Việt, theo đó, "Ngay sau khi thấy Lợi hô hào, khích động dư luận. Trương Minh Tuấn đã nhảy ngay vào cuộc, một đằng ra vẻ lên án, nhưng đằng khác Tuấn khoanh vùng luôn sự việc trong địa phận tỉnh Thái Nguyên khi chỉ rõ các cơ quan Thái Nguyên điều tra việc này. Mặt khác Tuấn bóng gió nói đến chuyện các nhà báo tác nghiệp nên kiềm chế lời nói, cân nhắc đến những điểm nóng…hàm ý Tuấn muốn nói việc này Nguyễn Ngọc Quang có những cái sai. Các tờ báo khác nên chú ý khi đưa tin vấn đề này". Tuy nhiên, hãy thử đặt suy nghĩ, hành động vào cái vị trí của Thứ trưởng Trương Minh Tuấn đang ngồi để thử nghĩ rằng liệu ở thời điểm đó ông này có thể làm gì hơn những điều đã làm. Đương nhiên ông Tuấn sẽ phải lên án - đó cũng là một thứ chức trách mà người trực tiếp đứng ra quản lý nhà nước trên lĩnh vực báo chí sẽ phải thực hiện. Nhưng liệu ông có thể làm khác không khi những cáo buộc nhắm vào những quan chức và người thân của họ đứng sau tập đoàn kia được Bùi Thanh Hiếu vẫn chưa có gì là rõ ràng, hay nói cách khác đó vẫn chỉ là những tin đồn miệng và chắc gì những gì Hiếu nói ra ở trên ông Tuấn đã biết. Vả lại, điều tra, vạch trần những thứ đó không phải là chức năng của báo chí, đó là chức năng của cơ quan điều tra. Việc đảm bảo phát triển và thu hút đầu tư cũng là một vấn đề được tính tới trong việc phát ngôn của Thứ trưởng Tuấn. Cho nên, mọi suy luận cho rằng ông Tuấn đang lấy lòng thủ tướng Dũng và cố tình dập tắt vụ việc hoàn toàn không thể có cơ sở; nếu không nói đó là thêm một câu chuyện bịa đặt.
Riêng với điều này, nó không khác gì những suy luận hết sức ngớ ngẩn, không hiểu chuyện trong việc ông Tuấn ký công văn yêu cầu thu hồi thẻ nhà báo đối với ông Đỗ Hùng. Đơn giản ông Tuấn đang thực hiện chức trách của mình và mọi lí do liên quan toan tính chính trị đều không có chỗ để tồn tại.
Xin trở lại với nhà biên kịch Bùi Thanh Hiếu. Theo Hiếu, đối thủ của ông Tuấn ở phía bên kia (đại diện là ông Hồ Quang Lợi) lợi thế là có một đội ngũ dư luận viên đông đảo. Thực chất khái niệm "Dư luận viên" được manh nha và trở nên phổ biến sau sự kiện ngày 14/3/2015 (sự kiện Gạc Ma). Việc một đám người mặc áo có mang dòng chữ "Dư luận viên" đứng ra ngăn chặn đoàn tưởng niệm đã được đám No.U FC Hà Nội đứng ra chất vấn các ban, ngành đoàn thể Hà Nội. Công an TP Hà Nội đã đứng ra cam kết sẽ đứng ra xác minh làm rõ đám người này để trả lời công luận. Nói như thế để thấy rằng, cái chi tiết ông Hồ Quang Lợi sử dụng dư luận viên 'vừa đấm, vừa xoa" ông Trương Minh Tuấn xuất phát từ những đồn đoán này. Vậy nhưng, công bằng mà nói thì liệu rằng trong bối cảnh báo chí chính thống đang giữ được vị thế, các trang Blog vì một số lí do nào đó đã bị chặn thì xem chừng đôi ba bài viết trên mấy trang blog, bliếc như Bùi Thanh Hiếu nói xem chừng chẳng thấm vào đâu trong cái gọi là cuộc chiến truyền thông này. Hay nói cách khác, thì có hàng trăm hay hàng ngàn "dư luận viên" thì ông Tuấn vẫn vô sự. Cho nên, ở một thời điểm mà Blog đang rơi vào thoái trào, mất đi vị thế vốn có của nó (như thời điểm 2008) thì hãy quên đi việc nó còn xứng đáng là đối thủ của báo chí chính thống? Có chăng nó chỉ giành cho một ít đám người dỗi công, thiếu việc đọc và bình loạn mà thôi.
Cuối cùng, xin nói đến một chi tiết là không lâu sau khi ký quyết định thu hồi thẻ nhà báo với nhà báo Đỗ Hùng, thứ trưởng Trương Minh Tuấn tiếp tục ký quyết định về việc thu hồi thẻ nhà báo đã cấp cho bà Lê Phương Dung công tác tại Tạp chí Công Thương thuộc Bộ Công Thương do chưa có trình độ đại học nhưng khai không trung thực khi xét cấp thẻ hôm 12/09. Vậy có chăng trong chuyện này ông Tuấn tiếp tục "ghi điểm" với các vị lãnh đạo trong Bộ Chính trị để vào Trung ương Đảng và ngồi vào chiếc ghế Bộ trưởng trong nhiệm kỳ tới? Không hiểu trong trường hợp một người làm báo mang tính nghiệp dư ở một tờ tạp chí của Bộ Công Thương liệu có ảnh hưởng gì tới người mà ông Tuấn ra sức lấy lòng kia? Nói tóm lại, dù ở câu chuyện thứ hai, Bùi Thanh Hiếu đã có một sự dụng công nhất định, các chi tiết tượng tưởng đã trở nên có hồn và có chút hợp lý đôi phần nhưng như Mõ Làng viết: "Cái thời làm mưa làm gió của thông tin bịa đặt đã qua rồi. Dân chúng bây giờ, sau một thời ngộ độc vì thông tin giả đã trở nên cảnh giác, đã biết phân tích, đánh giá những thông tin thu thập được từ những nguồn không chính thống rồi. Câu nói đầu lưỡi "mạng ấy mà" đã trở nên phổ biến rồi. Bỏ cái lối dựng chuyện ấy đi kẻo chủ chê là "toi cơm", không khéo nó còn nện cho vì làm nó cũng bị vạch mặt".
Ngay ở màn dạo đầu, gã đã không quên đón đầu suy nghĩ của thiên hạ rằng mình chính là Bích Minh qua chi tiết: "Mọi phân tích đã có trong bài viết dưới đây: Cuộc đấu đá ngầm đằng sau vụ nhà báo Đỗ Hùng bị tước thẻ. Điều đáng nói là trong tổng thể bài viết lần này, ngoài nhân vật chính không thể không nói đến là ông Trương Minh Tuấn - Thứ trưởng Bộ Thông tin & truyền thông vẫn giữ nguyên "vai" thì lứa nhân vật ở bài viết như Đỗ Hùng, Nguyễn Mạnh Hùng - Tổng Giám đốc Viettell, Trần Bình Minh - UV TƯ Đảng, Tổng Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam giờ đã thay đổi và đảm nhận vai phụ thay vì vai chính như trước đây. Một loạt các nhân vật mới được sắm các vai chính - phụ xen lẫn nhau như Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị, đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng ban Tuyên giáo Hà Nội Hồ Quang Lợi, Tổng biên tập Vietnamnet Phạm Anh Tuấn, Tổng biên tập báo Người lao động, Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt....
Mới chỉ nhìn qua dàn "diễn viên" hùng hậu này thì cũng đã đủ biết cái kịch bản được Bùi Thanh Hiếu (Người Buôn Gió) vẽ ra lần này đương nhiên sẽ phức tạp hơn. Đây có lẽ cũng là một điểm mới mà Bùi Thanh Hiếu đã học được sau những tiếng chê, thậm chí là chửi của thiên hạ sau màn kịch vụng đầu tiên: Sự giản đơn trong việc bố trí tuyến nhân vật và những tình tiết liên quan đã khiến nó trở nên dễ dàng bị người khác bóc mẽ và tẩy chay. Cho nên, với sự đa dạng trong tuyến nhân vật, sự phong phú về mặt nội dung trong vở kịch mới và cũng là tiếp nối vở kịch trước, Bùi Thanh Hiếu đã hi vọng sẽ lấy lại được lòng tin của người khác và người ta sẽ nhanh chóng quên đi câu chuyện được vẽ ra lần trước.
Trong câu chuyện này, điểm nhấn và cũng được xem là trung tâm câu chuyện nhà báo Nguyễn Ngọc Quang bị hai sát thủ truy đuổi chém giữa ban ngày tạị Thái Nguyên hôm 4/9/2015. Và để vở kịch đi theo quỹ đạo hợp lý, không gượng gạo, không hiểu lấy từ đâu và thông tin nào nhưng Hiếu đã nhanh chóng chỉ ra rằng nhà báo Nguyễn Ngọc Quang bị côn đồ đuổi theo chém giết là "Do ông Quang có những bài viết phê phán việc khai thác quặng hiếm của tập đoàn Masan gây ô nhiễm môi trường và đền bù không thoả đáng cho dân. Những bài báo của Quang đã kích thích dân chúng quanh khu mỏ biểu tình phản đối tập đoàn Massan"; rồi Hiếu cho biết thêm người đứng sau ập đoàn Massan là con gái của đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và chính thủ tướng là "ông chủ thực sự của tập đoàn này".
Từ chi tiết này, Bùi Thanh Hiếu đã vẽ ra một cuộc đấu đá giữa một bên là thứ trưởng Trương Minh Tuấn trong cuộc đua vào chiếc ghế Bộ trưởng Bộ Thông tin & truyền thông đã nhanh chóng nắm lấy cơ hội này để lấy lòng ông Thủ tướng. Ở phía bên kia, phe của đương kim Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị và đám tay chân mà Hiếu chỉ đích danh là Trưởng ban tuyên giáo Hà Nội Hồ Quang Lợi cũng đã chớp cơ hội này để tấn công Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.... vân vân và vân vân. Và như thế cuộc đấu đá giữa hai phe quyền lực trong đảng bằng phương tiện truyền thông đã được bắt đầu và những kiểu ăn miếng, trả miếng đã được hai bên thực hiện không kém li kì kiểu phim kiếm hiệp dã sử Trung Quốc.
Lợi thế của ông Tuấn được Hiếu chỉ ra trong cuộc đấu sinh tử này đơn giản chỉ là cái chớp thời cơ của một ông trùm thực sự của truyền thông Việt, theo đó, "Ngay sau khi thấy Lợi hô hào, khích động dư luận. Trương Minh Tuấn đã nhảy ngay vào cuộc, một đằng ra vẻ lên án, nhưng đằng khác Tuấn khoanh vùng luôn sự việc trong địa phận tỉnh Thái Nguyên khi chỉ rõ các cơ quan Thái Nguyên điều tra việc này. Mặt khác Tuấn bóng gió nói đến chuyện các nhà báo tác nghiệp nên kiềm chế lời nói, cân nhắc đến những điểm nóng…hàm ý Tuấn muốn nói việc này Nguyễn Ngọc Quang có những cái sai. Các tờ báo khác nên chú ý khi đưa tin vấn đề này". Tuy nhiên, hãy thử đặt suy nghĩ, hành động vào cái vị trí của Thứ trưởng Trương Minh Tuấn đang ngồi để thử nghĩ rằng liệu ở thời điểm đó ông này có thể làm gì hơn những điều đã làm. Đương nhiên ông Tuấn sẽ phải lên án - đó cũng là một thứ chức trách mà người trực tiếp đứng ra quản lý nhà nước trên lĩnh vực báo chí sẽ phải thực hiện. Nhưng liệu ông có thể làm khác không khi những cáo buộc nhắm vào những quan chức và người thân của họ đứng sau tập đoàn kia được Bùi Thanh Hiếu vẫn chưa có gì là rõ ràng, hay nói cách khác đó vẫn chỉ là những tin đồn miệng và chắc gì những gì Hiếu nói ra ở trên ông Tuấn đã biết. Vả lại, điều tra, vạch trần những thứ đó không phải là chức năng của báo chí, đó là chức năng của cơ quan điều tra. Việc đảm bảo phát triển và thu hút đầu tư cũng là một vấn đề được tính tới trong việc phát ngôn của Thứ trưởng Tuấn. Cho nên, mọi suy luận cho rằng ông Tuấn đang lấy lòng thủ tướng Dũng và cố tình dập tắt vụ việc hoàn toàn không thể có cơ sở; nếu không nói đó là thêm một câu chuyện bịa đặt.
Riêng với điều này, nó không khác gì những suy luận hết sức ngớ ngẩn, không hiểu chuyện trong việc ông Tuấn ký công văn yêu cầu thu hồi thẻ nhà báo đối với ông Đỗ Hùng. Đơn giản ông Tuấn đang thực hiện chức trách của mình và mọi lí do liên quan toan tính chính trị đều không có chỗ để tồn tại.
Xin trở lại với nhà biên kịch Bùi Thanh Hiếu. Theo Hiếu, đối thủ của ông Tuấn ở phía bên kia (đại diện là ông Hồ Quang Lợi) lợi thế là có một đội ngũ dư luận viên đông đảo. Thực chất khái niệm "Dư luận viên" được manh nha và trở nên phổ biến sau sự kiện ngày 14/3/2015 (sự kiện Gạc Ma). Việc một đám người mặc áo có mang dòng chữ "Dư luận viên" đứng ra ngăn chặn đoàn tưởng niệm đã được đám No.U FC Hà Nội đứng ra chất vấn các ban, ngành đoàn thể Hà Nội. Công an TP Hà Nội đã đứng ra cam kết sẽ đứng ra xác minh làm rõ đám người này để trả lời công luận. Nói như thế để thấy rằng, cái chi tiết ông Hồ Quang Lợi sử dụng dư luận viên 'vừa đấm, vừa xoa" ông Trương Minh Tuấn xuất phát từ những đồn đoán này. Vậy nhưng, công bằng mà nói thì liệu rằng trong bối cảnh báo chí chính thống đang giữ được vị thế, các trang Blog vì một số lí do nào đó đã bị chặn thì xem chừng đôi ba bài viết trên mấy trang blog, bliếc như Bùi Thanh Hiếu nói xem chừng chẳng thấm vào đâu trong cái gọi là cuộc chiến truyền thông này. Hay nói cách khác, thì có hàng trăm hay hàng ngàn "dư luận viên" thì ông Tuấn vẫn vô sự. Cho nên, ở một thời điểm mà Blog đang rơi vào thoái trào, mất đi vị thế vốn có của nó (như thời điểm 2008) thì hãy quên đi việc nó còn xứng đáng là đối thủ của báo chí chính thống? Có chăng nó chỉ giành cho một ít đám người dỗi công, thiếu việc đọc và bình loạn mà thôi.
Cuối cùng, xin nói đến một chi tiết là không lâu sau khi ký quyết định thu hồi thẻ nhà báo với nhà báo Đỗ Hùng, thứ trưởng Trương Minh Tuấn tiếp tục ký quyết định về việc thu hồi thẻ nhà báo đã cấp cho bà Lê Phương Dung công tác tại Tạp chí Công Thương thuộc Bộ Công Thương do chưa có trình độ đại học nhưng khai không trung thực khi xét cấp thẻ hôm 12/09. Vậy có chăng trong chuyện này ông Tuấn tiếp tục "ghi điểm" với các vị lãnh đạo trong Bộ Chính trị để vào Trung ương Đảng và ngồi vào chiếc ghế Bộ trưởng trong nhiệm kỳ tới? Không hiểu trong trường hợp một người làm báo mang tính nghiệp dư ở một tờ tạp chí của Bộ Công Thương liệu có ảnh hưởng gì tới người mà ông Tuấn ra sức lấy lòng kia? Nói tóm lại, dù ở câu chuyện thứ hai, Bùi Thanh Hiếu đã có một sự dụng công nhất định, các chi tiết tượng tưởng đã trở nên có hồn và có chút hợp lý đôi phần nhưng như Mõ Làng viết: "Cái thời làm mưa làm gió của thông tin bịa đặt đã qua rồi. Dân chúng bây giờ, sau một thời ngộ độc vì thông tin giả đã trở nên cảnh giác, đã biết phân tích, đánh giá những thông tin thu thập được từ những nguồn không chính thống rồi. Câu nói đầu lưỡi "mạng ấy mà" đã trở nên phổ biến rồi. Bỏ cái lối dựng chuyện ấy đi kẻo chủ chê là "toi cơm", không khéo nó còn nện cho vì làm nó cũng bị vạch mặt".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét