Thứ Tư, 19 tháng 4, 2017

TRƯƠNG HUY SAN

TRƯƠNG HUY SAN
------Loa Làng------
Huy Đức (sinh 1962) là bút danh một nhà báo Việt Nam, có tên khai sinh là Trương Huy San. Ông đã nổi tiếng với blog bình luận chính trị - xã hội với cái tên Osin, hiện thời là trang Facebook Osin Huyduc.[1],[2
Mục lục
  [ẩn] 
Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]
Ông là người gốc Hà Tĩnh, từng tham gia trong quân đội, ông đã có hơn 3 năm ở Campuchia trong giai đoạn chiến tranh giữa Việt Nam với chính quyền Khmer đỏ.
Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]
Trước khi tham gia vào lĩnh vực báo chí ông là một nhà văn, với các tác phẩm như Dòng sông cụtAnh ấy sẽ trở về trên báo Văn nghệ Quân đội khi ông còn ở trong quân đội.
Ông bắt đầu làm việc ở báo Tuổi Trẻ, tiếp đó là các báo Thanh NiênDiễn đàn doanh nghiệpNông thôn ngày naySài Gòn tiếp thị.
Bút danh Huy Đức bắt đầu được công chúng biết đến trên báo Tuổi trẻ khi nhà báo này là phóng viên điều tra phanh phui vụ Đường Sơn Quán, một địa điểm ăn chơi nổi tiếng của nhiều cán bộ cấp cao ở Thành phố Hồ Chí Minh[cần dẫn nguồn]
Sau khi sang làm việc tại Thời báo Kinh Tế Sài Gòn, ông cũng có rất nhiều bài viết về các chính sách kinh tế của chính quyền, đặc biệt là loạt bài viết về các PMU và Bộ giao thông Vận tải mà kết cục đúng như phân tích, sau này sự kiện PMU 18 xảy ra.
Chuyển sang báo Sài Gòn Tiếp thị ông tiếp tục những bài viết phân tích về các chính sách của chính quyền, qua các bài viết và phỏng vấn như "Những chiếc ghế nóng", "Đất đai không phải là chiến lợi phẩm"... Cũng trong thời gian này, cùng với trào lưu viết Blog, ông cũng bắt đầu lập Blog của mình có tên là Osin và trở thành một blogger nổi tiếng, có số người truy cập và comment thuộc hạng cao trong các trang blog ở Việt Nam.[3] Vì những một số bài viết của ông, trong đó có bài "Biên giới tháng Hai" ghi lại những gì thu thập ở biên giới Việt-Trung nhân kỷ niêm 30 chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979,[4] ông bị báo Sài Gòn Tiếp thị sa thải vào tháng 8 năm 2009, đồng thời với việc thu hồi thẻ ký giả.[5]
Tháng 5 năm 2012, ông nhận học bổng một năm của chương trình Nieman trao cho một số phóng viên thành đạt và có nhiều triển vọng sang tu nghiệp và nghiên cứu tại Viện Đại học Harvard. Đề mục chính ông theo đuổi là chính sách công, văn chương Hoa Kỳ và lịch sử Việt Nam.[6]
Cuốn sách Bên thắng cuộc[7] do ông biên soạn và cho ra mắt cuối năm 2012 đã gây nhiều chú ý ở Việt Nam lẫn ở Mỹ vì soi xét vào những đề tài không được nhắc tới vì cho là "nhạy cảm chính trị". Ít nhất hai nhà xuất bản tại Việt Nam đã từ chối in tác phẩm này.[3]
Quá trình hoạt động chống đối
“Tên tuổi” San Hô bắt đầu nổi lên từ vụ “Đường Sơn Quán”, khi Công an Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1985, dưới sự chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Linh triệt phá một địa điểm ăn chơi trụy lạc của các băng nhóm tội phạm có tổ chức và một số quan chức thoái hóa biến chất. Vụ án này có dính dáng đến trùm Năm Cam. Với âm mưu thôn tính cái gọi là “ngành công nghiệp giải trí” ở TP Hồ Chí Minh, Năm Cam đã sớm nhận ra San Hô, với lối viết “đâm bị thóc, chọc bị gạo”, cách sử dụng những ngôn từ miệt thị, nguyền rủa tới mức cay độc của một kẻ cơ hội chính trị nên đã đặt quan hệ thân thiết với San Hô, sử dụng San Hô và một số “nhà báo đen” khác lợi dụng những sai phạm của một số cá nhân thoái hóa, biến chất để tấn công vào uy tín của lực lượng Công an nhân dân và các cơ quan công quyền.
Từ đó, San Hô trở thành quân cờ, một kẻ đâm thuê chém mướn bằng ngòi bút trong tay Năm Cam. “Chiến tích” đầu tiên của kẻ “đâm thuê chém mước bằng ngòi bút” này là lấy đi mạng sống của một nguời con gái trẻ tuổi và đẩy người mẹ của cô ta rơi vào cảnh “sống cũng như chết”. Năm 1990, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm vụ án bia ôm Đường Sơn Quán với mức án dành cho các bị cáo: Lê Thị Thanh Xuân, 37 tuổi là chủ quán 4 năm tù; Nguyễn Trung Nam 45 tuổi, nguyên Phó Chủ tịch huyện Thủ Đức và Phan Thanh (Ba Tung) 45 tuổi, nguyên Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự Công an TP Hồ Chí Minh mỗi người 1 năm tù treo; Nguyễn Cao Trí 37 tuổi là đồng phạm với Thanh Xuân mức án 18 tháng tù với các tội danh: Chứa mãi dâm, truyền bá văn hóa đồi trụy; Lợi dụng chức vụ quyền hạn; sử dụng vũ khí trái phép. Vụ án được kháng cáo lên tòa phúc thẩm.
Trong loạt bài về vụ “Đường Sơn Quán” đăng trên các báo “Tuổi trẻ” và “Thanh niên”. Núp bóng việc hưởng ứng chủ trương “nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật” trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, San Hô đã dùng những từ ngữ miệt thị cay độc nhất có thể nhằm vào cựu trung tá Phan Thanh (Ba Tung). Mặc dù ông này chỉ đóng vai trò “cộng phạm”, phạm tội thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng chứ không phải là “chủ mưu” nhưng San Hô đã nâng ông ta lên thành một trong các thủ phạm chính của vụ án này và không tiếc lời nguyền rủa bản thân ông ta cũng như những người thân trong gia đình ông ta. Cô con gái 16 tuổi của Ba Tung đang học tại Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn, TP Hồ Chí Minh đã không chịu nỗi cảnh nhục nhã khi nghe bạn bè đàm tiếu chuyện về cha mình qua những bài báo của San Hô: Nào là quan hệ bất chính với gái mại dâm, có đăng hình trên báo, là loại Công an suy đồi biến chất, trụy lạc thành thú vật .v.v… Hậu quả là cháu gái vô tội ấy đã uống thuốc độc quyên sinh. Còn vợ của Ba Tung thì không chịu nổi sức ép thần kinh, đã trở bệnh tâm thần và vĩnh viễn xa rời cuộc sống bình thường.
Đó là tất cả những gì diễn ra đằng sau sự hả hê và thăng hoa của các “nhà báo đen” như “San Hô” (Huy Đức) cũng như trùm Năm Cam cùng đồng bọn trong yến tiệc ăn mừng say sưa bởi từ nay, Năm Cam đã trở thành một thế lực giang hồ có số má của Thành phố Hồ Chí Minh để chỉ vài năm sau đó, hắn trở thành “soái ca” trong giới giang hồ tại thành phố phát triển kinh tế bậc nhất Việt Nam này. Kẻ từng ăn bám trên thành tích của Cảnh sát hình sự, ăn bám theo trùm giang hồ Năm Cam và phe cánh đã không từ bất kỳ một sự nhẫn tâm đến độc địa nào để đạt được mục đích.
Trong phiên tòa xét xử phúc thẩm cũng diễn ra vào năm 1990, Chánh án Huỳnh Việt Thắng đã bất chấp mọi sự phật ý của cấp trên để tuyên án Ba Tung chịu hình phạt cảnh cáo khiến cho những người bảo thủ bất bình. Nhưng theo ông Thắng, hành vi của Ba Tung không cấu thành tội “thiếu trách nhiệm” trong vụ án này và hơn nữa, cho dù là án treo hay án cảnh cáo đối với một người công an đã trót nhúng tay vào chàm như Ba Tung thực chất đã là một án chung thân rồi. Công lý và tình người đã được mọi người soi xét, sáng tỏ một cách minh bạch. Nhưng đứa con gái vô tội của Ba Tung đã mãi mãi ra đi, còn vợ của Ba Tung thì kết thức cuộc đời mình trong bệnh viện tâm thần.
Chưa hết, San Hô còn cấu kết với Lê Văn Ba, cựu phóng viên báo Đại Đoàn Kết để “giết chết lần thứ hai” cô con gái tội nghiệp của Ba Tung khi tung lên mặt báo bản photocopy là thư tuyệt mệnh của cô trước khi uống thuốc độc quyên sinh. Giới “nhà báo kèn kền” khi đó lập tức chụp giựt ngay sự kiện này để khoe khoang cái chiến tích anh hùng lừng lẫy nhưng lại mang đậm dấu vết của sự bỉ ổi và vô lương tâm, bất nhẫn và nặng mùi tanh hôi của tội ác. Luận về lương tâm, đạo đức nhà báo đối với những hạng người này là vô ích bởi họ chẳng khác gì loài kền kền ẩn náu trên cây, chỉ chực chờ có xác chết là lao xuống rúc rỉa, đánh chén no say.
Có một số người bảo rằng San Hô đã làm đúng như cụ Đồ Chiểu tuyên bố: “Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Tôi cho rằng những người đó mới chỉ nhận thức được một nửa lời khuyên của bậc chân nho Nguyễn Đình Chiểu và đám nhà báo “kền kền” như San Hô thì vĩnh viễn không xứng đáng được nhắc tên bên cạnh vị chân nho ấy. Bởi trước khi “đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”, người viết phải đạt được điều kiện “Chở bao nhiêu ĐẠO thuyền không khẳm” cái đã. Không đạt dược điều kiện này, ngòi bút của những kẻ như San Hô không những không thể đâm được những tên Việt gian bán nước (đây là mới ý muốn thực sự của cụ Đồ Chiểu) mà còn trở thành những mũi dao sắc nhọn trong tay tên giang hồ bồi bút “uống máu người không tanh”, lấy đi mạng sống của những người vô tội.
Vụ Đường Sơn Quán đã đến hồi kết thúc với dư luận, kết thúc với hào quang của những “nhà báo đen” như San Hô tưởng như lung linh trên đỉnh cao như những ngôi sao của làng báo Việt. Từ vỉa hè, quán cà phê đến công sở đâu đâu bàn dân thiên hạ cũng bàn về vụ triệt phá bia ôm Đường Sơn Quán và những “nhà báo tài ba” đã dũng cảm điều tra, viết bài đăng lên báo. Không một ai biết rằng đây là một cuộc chơi tranh giành quyền lực dưới bàn tay điều khiển của trùm Năm Cam. Không một ai biết rằng, San Hô cũng chỉ là công cụ, là quân cờ trong tay Năm Cam trong cuộc chơi thâu tóm các băng nhóm giang hồ. Một cuộc chơi bẩn thỉu và nguy hiểm có thể nâng tầm những tệ nạn xã hội thành tội phạm có tổ chức, gây biết bao ung nhọt cho thành phố, làm hư hỏng bao nhiêu cán bộ, công chức tài năng, trẻ tuổi sau này.
Chỉ đến khi vụ án EPCO của Liên Khui Thìn và Tăng Minh Phụng cùng đồng bọn bị phanh phui vào những năm 1997-1998, dư luận mới được biết đến những “mánh làm ăn” của những “nhà báo kền kền” như San Hô, Hoàng Linh, Quang Thắng, Huỳnh Phước Sơn, Hoàng Quý .v.v… Trong lời khai báo của kẻ bị buộc tội nhận hối lộ trước phiên toàn sơ thẩm của Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh, cựu phóng viên Hoàng Linh khai nhận: Sau buổi làm việc với Liên Khui Thìn tại Công ty Epco cho tới khi Thìn bị bắt (đầu năm 1997), Hoàng Linh đã được Liên Khui Thìn cho 1 điện thoại di động Ericsson và nhiều lần cho tiền, do thời gian đã lâu nên Hoàng Linh không nhớ được cụ thể bao nhiêu lần nhưng tổng số tiền Hoàng Linh nhận khoảng 105 triệu đồng. Ngoài số tiền trên, từ năm 1995 đến 1997, Hoàng Linh còn nhận 4 lần tiền, mỗi lần 15 triệu đồng, tổng cộng là 60 triệu đồng do Liên Khui Thìn gửi cho ông Huỳnh Sơn Phước (Phó tổng biên tập báo Tuổi trẻ), ông Hoàng Quý (nguyên Chánh văn phòng báo Tuổi trẻ) và Huy Đức (nguyên phóng viên báo Tuổi Trẻ), mỗi người 20 triệu đồng. Tuy nhiên những người kể trên đều không thừa nhận lời khai của Hoàng Linh.
Sau vụ việc kể trên, dù không bị buộc phải chịu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ nhưng cả ba người: Huỳnh Sơn Phước, Hoàng Quý và “San Hô” (Huy Đức) đều phải ra đi khỏi báo “Tuổi Trẻ”. San Hô chạy vạy làm phóng viên rồi “tụt hạng” xuống cộng tác viên cho các báo Thanh Niên, Diễn đàn doanh nghiệp, Nông thôn ngày nay, Sài Gòn tiếp thị. Không một tờ báo nào dám sử dụng lâu dài San Hô bởi họ cảm thấy không an toàn về con người này. Một kẻ cướp hung hãn có thể cầm dao đâm chết một người. Còn “nhà báo đen” cầm cây bút có thể mượn danh những điều tốt đẹp để giết chết hàng loạt người từ bản thân họ đến vợ con, gia đình, dòng họ, danh dự, nhân phẩm… Nhân danh những điều tốt đẹp, chân thiện mà lại giết người dã man dù vô tình hay hữu ý thì đó cũng là một thứ tội ác trời không dung, đất không tha.
Đi theo Việt Tân
Sau khi bị lột mặt nạ trong vụ EPCO Tăng Minh Phụng – Liên Khui Thìn, San Hô tiếp tục trượt dài trên con đường suy thoái do chính hắn tạo ra.
“Ăn” xác chết của tội phạm và những kẻ có liên quan chưa đã, San Hô bắt đầu “ăn” cả xác chết của những người từng một thời là đồng ngũ của hắn ta trong màu áo lính đã hy sinh trong các cuộc chiến tranh bảo vệ biên cương của Tổ Quốc. Và cái gì sẽ đến ắt phải đến. Sau loạt bài “Biên giới tháng Hai” đăng trên tờ “Sài Gòn tiếp thị”nhân kỷ niệm 30 năm ngày khởi đầu cuộc “Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc” (1979) có nhiều nội dung xuyên tạc, bóp méo sự thật và bịa đặt về sự kiện nói trên, báo “Sài Gòn tiếp thị” đã sa thải San Hô và thu hồi thẻ cộng tác viên của con kền kền cộm cán này vào tháng 8 năm 2009. Sau sự kiện này, San Hô đã viết những lời lẽ hằn học với Đảng, Nhà nước Việt Nam và chế độ hiện hành trên trang blog của gã.
CIA và tay chân của nó là Việt Tân từ lâu đã để ý đến Trương Huy San vào coi kẻ được gọi là “nhà báo cấp tiến” này là một chiến sĩ tiềm năng đấu tranh cho cái gọi là “tự do báo chí”, “xã hội dân chủ”, xã hội dân sự”.v.v… Ngay khi Tổng biên tập báo “Sài Gòn tiếp thị” từ chối đăng bài “Bức tường Berlin” và sa thải “San Hô” với lý do đây không phải là lần đầu tiên, San Hô có bài viết có nhiều chi tiết bịa đặt, xuyên tạc sự thật và công kích chính trị, gã đã gửi bài báo này đến một số hãng thông tấn nước ngoài như AP (Mỹ), BBC (Anh), RFA (trang mạng của đài “Châu Á tự do”). Tháng 5 năm 2012, thông qua Chương trình Nieman, một quỹ NGO trá hình, CIA đã cấp học bổng cho San Hô, một phóng viên được đánh giá là thành đạt và có nhiều triển vọng sang tu nghiệp và nghiên cứu tại Viện Đại học Harvard. Chủ đề chính mà San Hô đăng ký để nhận học bổng này là chính sách công, văn chương Mỹ và lịch sử Việt Nam.
Cuốn sách Bên thắng cuộc
Cuốn sách lá cải “Bên thắng cuộc” của San Hô mà giới chống cộng người Việt ở Mỹ và một số nước phương Tây cùng những kẻ chống đối chính quyền ở Việt Nam tung hô lại chẳng có gì liên quan tới các chủ đề mà San Hô đăng ký để nhận được học bổng 1 năm kể trên. Không những thế, cả quan chức ngoại giao Mỹ và chính quyền Việt Nam đều đánh giá cuốn sách đó chứa đựng những “vấn đề nhạy cảm”, có thể gây phương hại đến tiến trình phát triển quan hệ Việt – Mỹ. Các nhà xuất bản ở Việt Nam đã từ chối cuốn sách này. Còn ở Mỹ, nó được một số tổ chức người Việt chống cộng, chống chính quyền Việt Nam in ấn và phát hành. Không một nhà xuất bản lớn nào của nước Mỹ in ấn và phát hành nó.
Trong giới trí thức ở Việt Nam, chỉ có vài người trong nhóm “Xã hội dân sự” đánh giá cao cuốn sách này. Đó là các ông Nguyên Ngọc (tức Nguyễn Văn Báu, còn có bút danh là Nguyễn Trung Thành – Đại học Phan chu Trinh, Hội An), Chu Hảo (nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ, giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức và phó hiệu trưởng Đại học Phan Chu Trinh).
Ngược lại, dư luận trong nước đã phản pháo rất mạnh với cuốn sách này. Trong mục “Nhịp cầu bạn đọc”, Báo “Sài gòn Giải phóng” tại TP Hồ Chí Minh cho rằng cuốn sách “Bên thắng cuộc” đã cố ý “đánh lộn sòng phái trái” về bản chất cuộc Chiến tranh Việt Nam, “đánh lận trắng đen” giữa một cuộc “nội chiến” với một cuộc “chiến tranh giữ nước”. Ông Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Tổng Biên tập tạp chí Xưa & Nay và chủ tịch Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Hà Nội thì cho rằng cuốn sách đó chỉ là sự lượm lặt những lời kể không được kiểm chứng; nó không đủ tư cách là một tác phẩm sử học mà chỉ là một cuốn “tạp văn” có tính báo chí không hơn không kém.
Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh số ra ngày 2-1-2013 cho rằng cuốn sách “Bên thắng cuộc” của San Hô là “cái nhìn thiên kiến khi nó được mô tả chỉ từ một hướng với sự sắp đặt hoàn toàn chủ quan, những thông tin được cố ý sắp đặt để phục vụ chủ kiến của tác giả, vì vậy nó hoàn toàn không chân thực”. Tờ báo viết tiếp: “Tác giả đòi hỏi “hiểu trung thực về quá khứ” nhưng lại chỉ ghi nhận một phần những gì diễn ra với quan điểm của một số ít người ở phía bên kia. Việc đánh giá sự kiện phải đặt trong mối tương quan với hoàn cảnh lịch sử nhưng tác giả đã không làm hoặc không muốn làm điều đó một cách có trách nhiệm”.
Tờ Lao động, cơ quan Trung ương của Tổng liên doàn Lao động Việt Nam nhận xét: “Những tư liệu về sự kiện lịch sử là một chuyện. Còn cách sắp xếp và xử lý những tư liệu, sự kiện ấy để đưa người đọc tới kết luận theo ý của mình lại là chuyện khác. Rõ ràng là Huy Đức đã sử dụng những tư liệu mà mình đã dày công sưu tầm được để nhào nặn, biến nó thành những chứng cứ phục vụ cho ý đồ riêng của mình. Trong kho tư liệu đồ sộ mà Huy Đức đã sưu tầm được, việc sử dụng nó như thế nào là quyền chủ quan của anh ta. Tuy nhiên để phục vụ cho ý đồ của mình, Huy Đức đã cố tình “cắt cúp” theo chủ kiến của riêng mình… Dù có ẩn mình tài tình đến mấy, nhưng qua chính những sự kiện mà Huy Đức tung ra trong cuốn sách để phục vụ ý đồ của mình, anh ta đã tạo ra sự dẫn lái người đọc đến với mục đích mà anh ta đã chọn… Chính vì vậy mà Huy Đức đã cố ý bịa ra cho người đọc một sự tối tăm của chặng đường hơn 30 năm sau ngày giải phóng. Đó cũng là cách để chứng minh cho nhận xét, đánh giá phiến diện của Huy Đức khi anh ta cho rằng từ giải phóng đến nay, cuộc sống của người dân dưới chế độ này chỉ toàn là bi kịch và chỉ là bi kịch, nhằm cố ý hướng lái người đọc nhận thức sai về chế độ hiện hành dưới sự lãnh đạo của Đảng… Huy Đức đã sưu tầm được một kho tư liệu đồ sộ. Nhưng thật đáng tiếc kho tư liệu đồ sộ ấy đã được Huy Đức sử dụng “chệch hướng” nhằm phục vụ cho ý đồ không trong sáng của mình”.
Nói như báo Lao Động là còn nhẹ chứ thực chất, bằng cái gọi là “tác phẩm lịch sử” của hắn ta, San Hô đã phủ nhận hoàn toàn những thành tựu xây dựng đất nước Việt Nam của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam từ năm 1975 đến nay. Cho dù xã hội Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết, nhưng San Hô đã cố tình phủ nhận những thành tựu ấy, thông qua qua đó phủ nhận tính chính nghĩa của các cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ của dân tộc Việt Nam. Thái độ đó chỉ có thể có một cái tên duy nhất đúng để gọi: đó là PHẢN BỘI TỔ QUỐC.
“Bên thắng cuộc” của “San Hô” còn đụng chạm thô bạo đến cả chính những người từng là đồng nghiệp của hắn ta ở báo Tuổi Trẻ. Nhà báo Lưu Đình Triều, công tác tại báo Tuổi Trẻ TP.HCM đã phản ứng gay gắt những chi tiết có liên quan đến mình trong cuốn “Bên thắng cuộc”. Theo ông Lưu Đình Triều, Huy Đức đã cắt xén và trích dẫn không đầy đủ những lời tâm sự về cuộc đời ông. Ông Triều nói: “Từng là đồng nghiệp với nhau lúc ở báo Tuổi Trẻ, Huy Đức hẳn đã nghe, đã hiểu rõ trường hợp của tôi, kể cả mối quan hệ của cha con tôi. Thật đáng tiếc, Huy Đức đã sử dụng một số thông tin từ những gì anh nghe, từ những gì tôi viết, nhưng anh ta lại không trích dẫn đầy đủ. Vì thế đã làm cho người đọc ngộ nhận và làm tổn thương tôi cùng gia đình… Khi nhắc lại chi tiết này một cách lấp lửng, rõ ràng để nhằm mục đích gì thì chính Huy Đức rõ hơn ai hết”.
Những luận điệu xuyên tạc ngông cuồng
Sau khi cuốn sách được tờ nhật báo “Người Việt”, một tờ báo chống cộng có trụ sở tại California (Mỹ) đăng tải nhiều kỳ và NXB Mekong phát hành ấn bản tiếng Nhật do ông Nakano Ari, nhà nghiên cứu chính trị tại Đại học Đại Đông Văn Hóa, Nhật Bản dịch, “San Hô” tưởng rằng mình hay hớm lắm. Từ năm 2013 đến nay, San Hô tiếp tục đăng tải trên trang Blog và trang FB cá nhân nhiều bài viết công kích chính trị nhằm vào Đảng, Nhà nước và chế độ chính trị hiện hành ở Việt Nam.
Trong bài viết “Bộ tứ” đăng trên trang FB cá nhân, “San Hô” đã xuyên tạc trắng trợn những tuyên bố của Thủ tướng, Phó Thủ tướng chính phủ Việt Nam, cố tình reo rắc ảo ảnh về sự chia rẽ trong nội bộ lãnh đạo cao cấp của Việt Nam vào đầu óc người đọc. Xuyên suốt cả bài viết là thủ đoạn hạ bệ người này, bênh vực người kia để gây chia rẽ một cách có chủ đích chính trị. Tuy được dàn dựng, thể hiện một cách bài bản, có tính toán nhưng toàn những điều vô căn cứ, những thiên kiến cá nhân; điều mà một nhà báo đứng đắn, có học không bao giờ mắc phải. Điều đó phù hợp với bản chất lưu mang “đâm bị thóc, chọc bị gạo” của “San Hô”. Trong các bài viết công kích nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, “San Hô” cũng buông vài lời khen ngợi đối với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để rồi sau đó, tỏ thái độ nghi ngờ. Nhưng với cái trò “câu sau chửi câu trước” đó, độc giả đã nhận ra ngay bộ mặt trật của “San Hô” là kẻ xảo ngôn, cơ hội chính trị và là kẻ lừa lọc, dối trá không biết ngượng mồm.
Gần đây nhất, trong đoạn viết đêm ngày 7 rạng ngày 8-1-2016 trên trang FB cá nhân, “San Hô” đã tiếp tục đánh lận con đen về sự hy sinh của quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia khi cứu giúp dân tộc này thoát khỏi họa diệt chủng. Với sự bịa đặt rằng tuyên bố của Thủ tướng Hunsen gọi Quân tình nguyện Việt Nam là “Đạo quân nhà Phật” là do phóng viên báo Quân đội Nhân dân mớm cho, cho rằng các chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh ở Campuchia là do ý chí cá nhân của lãnh đạo, qua đó gợi mở hướng suy nghĩ phủ nhận tính chính nghĩa của việc quân tình nguyện Việt Nam giải phóng Campuchia khỏi sự diệt chủng của bè lũ Polpot – Yeng Sary và reo rắc nghi ngờ về mục đích của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Việt Nam trong những năm 1979-1989.
Ngay sau khi trận bán kết SEA Games 28 giữa đội tuyển U23 Việt Nam và U23 Myanmar kết thúc, đội tuyển Việt Nam nhận thất bại và tan giấc mộng huy chương vàng, trên facebook của Huy Đức (FB Truong Huy San ) đã ngay lập tức đăng một stastus với nội dung “Đừng buồn vì đội tuyển lại thua. Đừng bắt những chàng cầu thủ trẻ tuổi phải vô địch Sea Games khi họ phải đá trên một nền tảng kinh tế, văn hóa và chính trị đội sổ ASEAN. Chúng ta may mắn có Ánh Viên (như mấy năm trước may mắn có Ngô Bảo Châu). Nhưng những cá nhân xuất chúng chỉ có thể tạo ra những kỳ tích cá nhân chứ không thể tạo ra kỳ tích quốc gia như chúng ta đòi hỏi”.
Đúng là một sự so sánh kiểu mất dạy như chỉ có ở Huy Đức. Một kẻ mà ngày càng lộ rõ bộ mặt vong nô, phản dân hại nước, ôm chân cờ vàng. Ngay lập tức, Huy Đức đã bị cộng đồng mạng “ném đá”. Đúng là một sự so sánh chỉ có ở những kẻ đểu cáng, la liếm như Huy Đức. Bóng đá và kinh tế, văn hoá, chính trị là những vấn đề hoàn toàn khác nhau, tuy nó có mối quan hệ với nhau nhưng không thể nói và đổ lỗi cho sự thất bại của bóng đá là từ nền tảng kinh tế, văn hoá, chính trị. Ở đây, Huy Đức muốn “mượn gió bẻ măng”, suy diễn từ một trận bóng sang một vấn đề hoàn toàn khác. Huy Đức tưởng rằng sẽ bịp bợm được mọi người nhưng có thể ai cũng đã quá rõ và biết tỏng bản chất thật của kẻ phản bội này. Nếu là người đàng hoàng người ta sẽ không bao giờ làm như vậy nhưng với Huy Đức thì mọi thứ đều có thể bởi hắn ta cũng chẳng khác nào một kẻ rơm rác, cặn bã.
Trước đó chưa lâu, vào đúng ngày kỷ niệm ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/2015), trong khi các hãng truyền thông lớn khắp thế giới và nhân loại tiến bộ đều nói về Hồ Chí Minh với sự ngưỡng mộ, tôn vinh rất thành tâm thì Huy Đức lại sủa lên một cách lạc lõng. Trên FB Trương Huy San, Huy Đức đăng một status:"Trong thập niên 1960s - khi hàng triệu thanh niên miền Bắc, theo tiếng gọi của "Bác" đang vào Nam, sẵn sàng "đốt cháy cả dãy Trường Sơn" - năm nào "Bác" cũng đi nghỉ ở Trung Quốc một vài lần, có lần ở nhiều tháng như năm 1967. Chỉ riêng Quảng Đông, theo bài này, "Bác" đã tới 9 lần. Nhưng không chỉ Quảng Đông, theo trang tin của Khu Di tích Hồ Chí Minh, những danh lam thắng cảnh của Trung Quốc: sơn thủy Quế Lâm, rừng đá Lộ Nam ở Côn Minh; Tây Hồ ở Hàng Châu; Thái Hồ ở tỉnh Giang Tô; vườn tược ở Tô Châu; núi Nhạc Lộc ở Hồ Nam; núi Hoàng Sơn ở An Huy; Khổng Miếu ở Khúc Phụ (tỉnh Sơn Đông)... là những nơi mà "Người" đã từng tới, nhiều lần nghỉ ngơi cùng Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai... Trung Quốc chắc chắn "biết" rõ về "Người" hơn chúng ta rất nhiều."
Ai cũng biết rằng, cuối những năm 60 của thế kỷ trước, nhận thấy sức khỏe của Bác đang ngày một giảm sút, Bộ Chính trị quyết định mời các chuyên gia y tế Trung Quốc sang phối hợp với các bác sĩ hàng đầu trong nước cùng chữa bệnh cho Người. Từ năm 1960 cho tới năm cuối cùng cuộc đời mình, Bác thường xuyên qua lại Trung Quốc. Bác dành thời gian thăm lại những người bạn của cách mạng Việt Nam, cũng vừa để dưỡng bệnh... Thế nhưng Huy Đức lại nói theo một hàm ý khác và hàm ý đó chắc chỉ có những kẻ vong nô như Huy Đức mới có thể nghĩ ra.





                                                                        

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét