Vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội đang thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận. Với việc người dân Đồng Tâm bắt giữ trái phép 40 người, trong đó hầu hết là cán bộ, chiến sỹ cảnh sát cơ động được giao nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn là một sự việc rất hiếm xảy ra tại Hà Nội nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Đây có thể coi là cơ hội hiếm có để đám phản động trong và ngoài nước “nhảy vào” kích động, toan tính những mưu đồ chính trị bẩn thỉu của mình. Điều này càng được thể hiện rõ khi ngay sau vụ việc này xảy ra, nhóm các đối tượng chống đối cực đoan trong nước đã ngày lập tức tìm cách xâm nhập vào xã Đông Tâm để hòng quay phim chụp ảnh: Lê Dũng Vôva, Trịnh Bá Phương, Lê Mỹ Hạnh,… (Tuy nhiên, may mắn ở chỗ, người dân ở đây chỉ muốn thương lượng với chính quyền và “cạch mặt” với bọn phản động nên tất cả các đối tượng này đều bị người dân cấm bước chân vào làng). Hợp sức cùng với đám trong nước, các tổ chức phản động bên ngoài liên tục đưa tin, viết bài trên mạng Internet, đặc biệt trên mạng Facebook: danlambao, anhbasam, BBC… với nhiều nội dung xuyên tạc, kích động, “đổ dầu vào lửa”. Với bản chất kền kền, đám phản động đang toan tính gì khi nỗ lực đẩy dư luận hướng tới những phức tạp tại Đồng Tâm?
Trước hết, chúng muốn thay đổi hẳn bản chất của sự việc, “lập lờ đánh lận con đen”, đẩy người dân Đồng Tâm về hướng chống đối chính quyền, thù hằn chế độ, nhằm để dư luận có cái nhìn sai lệch hoàn toàn về vụ việc. Việc người dân xã Đồng bắt giữ trái phép 40 cán bộ đang thi hành pháp luật xuất phát từ sự thiếu hiểu biết pháp luật, những bất đồng chưa giải quyết đối với cấp chính quyền trong giải quyết vấn đề đền bù đất đai và đặc biệt do các đối tượng trong “Nhóm đồng thuận” kích động. Tuy nhiên, thực chất, mục đích người dân ở Đồng Tâm không phải là chống đối chế độ, mà chỉ là mong muốn được đáp ứng yêu cầu về kinh tế của mình, và muốn thông qua đối thoại với chính quyền. Thực tế, trong ngày 16/4, chính quyền và người dân đã tổ chức 3 buổi đối thoại để giải quyết tình hình. Và hoàn toàn không có ý định nhờ đến mấy cái gọi là “luật sư nhân quyền”, “tổ chức quốc tế”, hay cơ quan đại diện nước ngoài và đã cấm tiệt đám dân chủ, đám dân oan Dương Nội xâm nhập vào làng.
Tuy nhiên, dưới sự tuyên truyền của các trang mạng phản động, vấn đề đã bị đẩy đi theo hướng ngược lại hoàn toàn. Thông qua các “nguồn tin giấu tên”, “thông tin từ người dân tại xã”,… rất nhiều thứ chẳng có chút đảm bảo nào, chúng vẽ vời, tưởng tượng đủ thứ: nào là cuộc chiến đấu khốc liệt giữa hàng nghìn người dân tại Đồng Tâm với hàng trăm công an, quân đội (Fb có tên Việt tân), nào là người dân “rào làng chiến đấu” rồi người dân sẵn sàng “giữ đất đến chết”,… từ đó, để dư luận cho rằng người dân Đồng Tâm đang mâu thuẫn, bất mãn với chính quyền, với chế độ sau sắc, sẵn sàng liều chết chống đối chính quyền, công an, quân đội. Điều lạ là, tất cả các đối tượng Nguyễn Lân Thắng, Dũng Vova, Trịnh Bá Phương đều thừa nhận là không được bước chân vào làng, nhưng chúng tường thuật như “mắt thấy tai nghe” những sự việc ở làng, thế mới giỏi, chưa kể lôi ra một lô, một lốc thông tin từ nguồn tin giấu tên, người dân làng,… Thật là sự nực cười!
Thứ hai, ngoài việc gây ảnh hưởng tới an ninh, xã hội, các đối tượng còn nhắm tới tấn công vào Tập đoàn Viettel - tập đoàn kinh tế lớn nhất, có đóng góp nhiều nhất vào ngân sách nhà nước hiện nay. Đồng thời, đây là công ty có nhiều đóng góp vào phát triển các công nghệ quốc phòng, an ninh: radar, máy bay không người lái,... Việc thu hồi đất quốc phòng ở Miếu Môn cho tập đoàn Viettel rất có thể phục vụ các chương trình, dự án trọng điểm trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Ngay khi sự việc xảy ra, Fb Nhật ký yêu nước và rất nhiều các trang khác đã kêu gọi người dân Việt Nam tẩy chay sản phẩm của Tập đoàn này, nhằm làm ảnh hưởng tới sự phát triển của tập đoàn viễn thông quan trọng này cũng như sự phát triển trên lĩnh vực Khoa học công nghệ ở Việt Nam
Thứ hai, ngoài việc gây ảnh hưởng tới an ninh, xã hội, các đối tượng còn nhắm tới tấn công vào Tập đoàn Viettel - tập đoàn kinh tế lớn nhất, có đóng góp nhiều nhất vào ngân sách nhà nước hiện nay. Đồng thời, đây là công ty có nhiều đóng góp vào phát triển các công nghệ quốc phòng, an ninh: radar, máy bay không người lái,... Việc thu hồi đất quốc phòng ở Miếu Môn cho tập đoàn Viettel rất có thể phục vụ các chương trình, dự án trọng điểm trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Ngay khi sự việc xảy ra, Fb Nhật ký yêu nước và rất nhiều các trang khác đã kêu gọi người dân Việt Nam tẩy chay sản phẩm của Tập đoàn này, nhằm làm ảnh hưởng tới sự phát triển của tập đoàn viễn thông quan trọng này cũng như sự phát triển trên lĩnh vực Khoa học công nghệ ở Việt Nam
Thứ ba, chúng muốn kích động người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức có những hành động cực đoan, đẩy sự việc lên cao hơn, trở thành cuộc bạo loạn thực sự. Không chỉ dừng lại ở mức đưa thông tin sai lệch, đám phản động còn đứng sau kích động người dân chống đối bằng những hành động quyết liệt hơn: dùng bom xăng, bom tự chế tấn công công an, đánh đập những người bị bắt giữ, đốt phá trụ sở cơ quan công quyền. Thông qua đó, tạo nên ngọn lửa bạo loạn, từ đó lan rộng sang nhiều địa phương khác, đặc biệt là khu vực miền Trung đang nóng với sự việc Formosa. Xa hơn, chúng muốn lấy cái cớ để tạo nên đội quân chống đối, tiến hành cuộc cách mạng màu, diễn lại kịch bản giống hệt những gì đã diễn ra ở Lybia, Syria trong mùa xuân Arap vừa qua. Đây là ý đồ sâu xa, bẩn thỉu nhất của các tổ chức phản động và chống đối trong nước. Theo nhiều nguồn tin, đám Việt tân và các nhà “dân chủ” trong nước thiết lập các nhóm tìm cách xâm nhập vào thôn Đồng Tâm để cấu kết với nhóm “Đồng thuận” để ủng hộ vật chất cũng như kích động người dân chống đối chính quyền, biến người dân thành công cụ thực hiện cho những ý đồ chính trị xấu xa của chúng.
Trong thời điểm vấn đề chưa được giải quyết, thiết nghĩ, người dân xã Đồng Tâm cần giữ cái đầu lạnh, cần giữ bình tĩnh và có cái nhìn đúng về vụ việc, không để các đối tượng phản động kích động, lợi dụng, gây ra những hậu quả khôn lường cho chính họ và an ninh trật tự tại địa phương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét