Thứ Bảy, 22 tháng 4, 2017

AI ĐÃ ĐỂ MẤT HOÀNG SA?

--- Bình Toti@ ---

Mấy ngày gần đây, trên các trang báo của “hội dân chủ” liên tục cho đăng tải các bài viết liên quan đến vấn đề Hoàng Sa. Theo đó, trên trang Dân làm báo có bài viết: “Ai đã để mất Hoàng Sa” của Nguyễn Bá Chổi đăng ngày 19/1/2017.
Chủ quyền biển đảo là đề tài chưa bao giờ là cũ bởi trong tình hình hiện nay, biển Đông vẫn luôn là điểm nóng đáng quan tâm của rất nhiều quốc gia có chung quyền lợi trên vùng biển này và với Việt Nam đó là vấn đề mà mọi người dân cả trong nước và ở nước ngoài đều rất chú ý.
Trong bài viết: “Ai đã để mất Hoàng Sa”, Nguyễn Bá Chổi có đoạn viết: “Ai mới chính là kẻ đã để mất hải đảo tổ quốc vào tay giặc phương Bắc?” Đây là câu hỏi dựa trên cái nhìn phiến diện, cái nhìn chủ quan cá nhân và dường như có hàm ý kích bác, đổ lỗi mà không hề dựa trên sự thật lịch sử.
Ngày 19/1 hàng năm là ngày mà những người thuộc chế độ Việt Nam Cộng hòa lấy làm ngày tưởng niệm 74 chiến sĩ hải quân của Việt Nam Cộng hòa đã hi sinh trong trận Hải chiến Hoàng sa. Chiến đấu vì từng tấc đất quê hương là điều mà mỗi người Việt Nam đều sẵn sàng hi sinh thân mình để bảo vệ, chúng ta không phủ nhận những đóng góp của họ trong cuộc chiến đó, cũng không ai “che đậy lịch sử” gì vì diễn biến cuộc chiến này đã được trang VnExpress - một trang báo mạng uy tín có bài đăng: “30 phút đấu pháo trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974”. Như vậy rõ ràng lịch sử Việt Nam không chối bỏ và cũng không thể chối bỏ sự hi sinh của những người lính Việt Nam Cộng hòa trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền biển đảo nhưng với thái độ của người viết bài: “Ai đã để mất Hoàng Sa” thì hoàn toàn mang tư tưởng thù hằn, “lái” người đọc sang một hướng khác, sang một cái nhìn hoàn toàn tiêu cực.
Bức Công hàm ngày 14/9/1958 của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký, ảnh: internet
Thêm vào đó bài viết: “Ai đã để mất Hoàng Sa” có đưa ra dẫn chứng bức Công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958, cho rằng đây là Công hàm “bán nước”. Nhưng thực sự điều đó có phải sự thật không? Đã có nhiều bài báo bàn và viết về vấn đề này. Trong một cuộc họp báo quốc tế, ông Trần Duy Hải - phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia đã lên tiếng về công thư năm 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Theo đó ông Hải nói: “Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là văn bản ngoại giao, nó có giá trị pháp lý về những vấn đề được nêu trong nội dung, đó là Việt Nam tôn trọng 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố. Công thư không đề cập chủ quyền lãnh thổ, vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa nên đương nhiên nó không có giá trị pháp lý trong vấn đề chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa. Thứ hai, giá trị công thư cũng phải đặt trong bối cảnh cụ thể. Công thư gửi cho Trung Quốc trong bối cảnh Hoàng Sa, Trường Sa đang thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa theo Hiệp định Genève 1954 mà Trung Quốc có tham gia. Do đó, theo logic thông thường là không thể cho người khác cái gì khi bạn chưa có được”.
Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược - Bộ Công an cũng cho rằng: “Công thư không thể có giá trị pháp lý bằng Hiệp định Geneve: “điều 4 Hiệp định Geneve 1954 quy định Việt Nam Cộng hòa quản lý vùng biển đảo phía nam vĩ tuyến 17, tức bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là văn bản pháp lý quan trọng nhất và duy nhất trong thế kỷ 20 khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Phải đặt một công thư bên cạnh một hiệp định quốc tế thì chúng ta sẽ thấy rõ hiệu lực pháp lý của chúng thế nào. Có thể so sánh thế này: công thư tương đương như một văn bản cấp xã, Hiệp định Geneve thì như một văn bản của Thủ tướng chính phủ. Điều đó có nghĩa là chỉ có Hiệp định Geneve mới có thể phủ định công thư. Do vậy, giá trị pháp lý của công thư ở mức rất thấp so với Hiệp định Geneve.”
Tóm lại, ai đúng ai sai, “ai đã để mất Hoàng Sa” mỗi người đọc chắc chắn đã có được câu trả lời cho mình, lịch sử không thể thay đổi được và chính trị thì không đơn giản như lời ăn tiếng nói hàng ngày mà có thể nói thế nào cũng được. Chiến tranh đã đi qua, hiện tại mới là điều quan trọng hơn cả, vấn đề không phải tranh giành đúng sai mà phải làm sao để có thể giữ gìn được sự thống nhất, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc ta.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét