Như bạn đọc đã biết, chuyện lùm xùm về tình cảm giữa “đại gia” Hoàng Kiều và cô gái miền Tây Ngọc Trinh gần đây đã trở thành một trong những chủ đề HOT trên các phương tiện thông tin truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội như Facebook. Câu chuyện tưởng chừng rất nhảm nhí giữa một người đàn ông lắm tiền nhiều của 72 tuổi với một cô gái nổi tiếng vì những câu nói “ngây thơ” và có chút nhan sắc được một số báo chí chính thống lấy làm chủ đề để giật tít, câu view một cách đầy phản cảm thì ở một khía cạnh khác, những trang mạng có “truyền thống” đăng tải những bài viết có nội dung chống đối chính quyền Việt Nam như Dân làm báo dường như đã hết chủ đề rồi hay sao mà lấn sân sang giới giải trí Việt để lợi dụng chuyện tào lao này nói xấu chính quyền Việt Nam một cách rất thô tục và kệch cỡm.
Bài viết trên trang Dân làm báo của Blogger Trần Nhật Phong, ảnh chụp màn hình |
Ngày 09/02/2017, trên trang Dân làm báo có đăng tải bài viết: “Hoàng Kiều và "nền văn hoá bệnh hoạn"” của Blogger Trần Nhật Phong có nội dung chính là phê phán thói trăng hoa, bệnh hoạn và suy đồi đạo đức của vị “đại gia” Hoàng Kiều. Sẽ không có gì đáng để bàn luận khi mà vấn đề đạo đức là phạm trù của quan điểm và chỉ dừng lại ở phương diện cá nhân. Bởi lẽ, bạn đọc chắc hẳn ai cũng biết có những điều ở Việt Nam là xấu, là phản cảm nhưng ở Mỹ hay một số nước khác thì người dân ở đó coi là chuyện bình thường và ngược lại, hoàn toàn không có gì để nói vì nó là văn hóa từng nơi trên thế giới. Tuy nhiên, trong bài viết của mình, Trần Nhật Phong đã đi sâu dẫn chứng, phân tích các tình tiết nhằm cho rằng Hoàng Kiều là một kẻ đồi bại mà đó cũng chính là “sản phẩm” của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa của chúng ta. Đó là sự xuyên tạc, quy chụp không thể chấp nhận được khi mà bạn đọc ở đây ai cũng ít nhất tốt nghiệp trung học phổ thông, đủ để hiểu về những giá trị tốt đẹp mà nền giáo dục Việt Nam mang lại. Cá nhân tác giả không khẳng định nền giáo dục Việt Nam là tân tiến, là tốt nhất thế giới nhưng hoàn toàn là đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, là rất tốt đẹp. Không ai dạy con người thành tha hóa, hủ bại. Có chăng đó là sự tư duy của mỗi người khi tiếp xúc những nền văn hóa khác nhau hoặc bị lai căng đi mà thôi. Không thể đổ lỗi cho nền giáo dục, cho chế độ ở đây được.
Mặt khác, lợi dụng sự việc của Hoàng Kiều, bài viết đăng tải trên trang Dân làm báo cũng đưa ra tình tiết vu cáo chính quyền Việt Nam: “Suốt hơn 20 năm Hoàng Kiều làm ăn ở Trung Quốc, sau đó trong vài chuyến về Việt Nam, bị người quen, quan chức nhà sản chiêu dụ, thế là Hoàng Kiều đầu tư vài triệu bạc (hình như là 6 triệu USD), cuối cùng mất trắng, phải chạy về Mỹ và thề rằng sẽ không bao giờ đầu tư trong Việt Nam, chỉ về ăn chơi mà thôi, mặc dù Hoàng Kiều còn vài căn nhà trong Việt Nam vẫn chưa bị… cướp” là không thể chấp nhận được. Khi không đưa ra được bằng chứng cụ thể thì mọi hành vi viết bài quy chụp kiểu như vậy cân phải bị lên án mạnh mẽ, đặc biệt sự vu cáo trắng trợn đó không phải là dành cho một cá nhân mà là một thể chế chính trị được cả thế giới công nhận.
Tóm lại, có thể khẳng định rằng, bài viết trên của Trần Nhật Phong hoàn toàn mang tính chất “rẻ tiền” kiểu ăn theo những sự kiện nhảm nhí thể hiện tính chống phá chính trị mà thôi. Âm mưu thì vẫn vậy nhưng có lẽ hành động lần này của Dân làm báo có lẽ đã không được khôn ngoan cho lắm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét