Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2017

DÂN LÀM BÁO LẠI CUỒNG NGÔN

Trong những ngày qua dư luận Việt Nam đang nóng lên với hàng loạt vụ xâm phạm tình dục trẻ em được phơi bày. Trẻ em là mầm non của đất nước, là thành viên nhỏ nhất trong mọi gia đình, song lại rất yếu ớt và dễ bị xâm phạm, chính vì thế mà các bậc phụ huynh cũng như toàn xã hội đã và đang rất lo lắng về vấn nạn này. Mặt khác với tình trạng xâm hại tình dục trẻ em hiện trạng, đã dấy lên hàng loạt câu hỏi đâu là nguyên nhân của hàng loạt vụ xâm hại trẻ em trên?
Xâm hại tình dục
Xâm hại tình dục đang là vấn nạn ở các quốc gia, ảnh minh họa
Đầu tiên, có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, việc xâm hại tình dục đối với trẻ em xảy ra ở tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Thế nhưng khi vấn nạn này xảy ra ở Việt Nam, Dân làm báo không ngần ngại cho rằng: “Thảm trạng này là kết quả không thể tránh khỏi của một nền giáo dục không chú trọng vào việc xây dựng đức tính nhân bản, một nền văn hóa bị hủy hoại bởi hệ thống vô thần cộng sản, một guồng máy chính trị suy tôn đạo đức dựa vào hành vi của một lãnh tụ đạo đức giả”.
Không dừng lại ở đó Dân làm báo còn huênh hoang rằng: “Yếu tố đầu tiên là nền giáo dục đào tạo con người như thế nào. Bên cạnh sự giáo dục, đời sống tâm linh của một người được phát triển ra sao để tin vào sự phán xét của một đấng tối cao đối với những hành vi của mình mà có thể không ai biết. Đời sống tâm linh đó đã và vẫn đang bị thui chột bởi chủ nghĩa vô thần đè nặng lên những thế hệ sinh ra và lớn lên dưới chủ nghĩa đó”.
Dân làm báo
Bài viết có nội dung xuyên tạc trên trang Dân làm báo, ảnh chụp màn hình
Chung lại qua bài viết “Thảm trạng xâm hại tình dục trẻ em tại nước CHXHCNVN” Dân làm báo cho rằng, vấn nạn xâm hại tình dục đối với trẻ em đó là do một nền giáo dục yếu kém và hơn hết chúng cho rằng đó là hệ quả của một nền văn hóa vô thần của Cộng sản. Điều này hoàn toàn là bịa đặt và là phát ngôn ngông cuồng của Dân làm báo, xin chứng minh bằng các số liệu cụ thể dưới đây:
- Tại Anh trong năm 2011, cứ 1/20 trẻ em tại Anh đã từng bị bạo hành tình dục và có khoảng hơn 3.000 trẻ em tại Anh được xác định là cần được bảo vệ khỏi xâm hại tình dục vào năm 2013.
- Tại Mỹ thì cứ 8 phút, các nhân viên xã hội lại tìm thấy bằng chứng hoặc khẳng định một trường hợp xâm hại tình dục tại Mỹ. Cứ 1/7 (13%) người trẻ dùng Internet cho biết họ từng nhận được những lời gạ gẫm tình dục trên mạng xã hội. Cũng tại Mỹ thì 1/25 người trẻ bị gạ gẫm tình dục từ những đối tượng gặp trực tiếp bên ngoài.
- Tại Ấn Độ, từ năm 2001 - 2011, có 48.000 vụ hiếp dâm trẻ em được ghi nhận tại quốc gia này. Con số này đồng nghĩa với mức tăng 336% khi số vụ vào năm 2001 là 2,113 vụ, còn tới năm 2011, số vụ hiếp dâm trẻ em đã tăng lên tới 7,112 vụ. Trong một nghiên cứu vào năm 2007 của chính phủ Ấn Độ với 12.500 trẻ em trên toàn quốc, có khoảng 53% trong số đó là nạn nhân của xâm hại tình dục.
- Tại Nam Phi, theo một báo cáo của hiệp hội thương mại Solidarity Helping Hand, Nam Phi, cứ 3 phút lại có một trẻ em bị xâm hại tình dục tại quốc gia này. Cũng theo nghiên cứu của Hiệp hội Y khoa Quốc gia vào năm 2009, ở quốc gia này thì cứ 1 trong 4 người, sẽ có một người thú nhận đã xâm hại tình dục ai đó.
So với con số 5300 trẻ em bị xâm hại từ năm 2011 đến năm 2015 tại Việt Nam, những con số trên đã đánh bật luận điệu của Dân làm báo, khi khẳng định nền giáo dục và chế độ Cộng sản vô thần là nguyên nhân của tình trạng xâm hại tình dục trẻ em. Thực tế khẳng định rằng, tại các quốc gia có nền giáo dục phát triển như Anh, Mỹ, hay thậm chí là có đời sống tâm linh phát triển như Ấn Độ và Nam Phi, vấn nạn xâm hại trẻ em đã và đang xảy ra nghiêm trọng.
Quả thực, vấn nạn xâm hại trẻ em ở Việt Nam đang có xu hướng tăng trong những năm vừa qua, nhưng đó là do sự nhận thức chưa đầy đủ của phụ huynh và trẻ nhỏ về việc xâm hại tình dục. Hơn nữa cũng là chưa có chế tài đủ mạnh để răn đe những kẻ có mưu đồ, hành vi xâm hại trẻ nhỏ. Còn việc cho rằng nguyên nhân của việc xâm hại trẻ em là do nền cộng sản vô thần là luận điệu bịp bợm, quy chụp, vô căn cứ và chỉ có thể do những kẻ bán nước hại dân như Dân làm báo phát ngôn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét