Thứ Bảy, 22 tháng 4, 2017

CÓ CẦN THIẾT PHẢI ỒN ÀO BÀN LUẬN XUNG QUANH TẾT TA, TẾT TÂY !

--- VIỆT ANH ---

Năm lại hết, Tết lại đến, trong không khí rộn ràng vui tươi của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, không khí rạo rực của năm mới thì lại nảy sinh ra một vấn đề mới cũng không phải là mới mà cũng không phải là cũ. Đó chính là có nên bỏ tết cổ truyền để hội nhập theo thế giới hay không. Điều này đang gây ra những tranh cãi nhất định cho dư luận xã hội. Vậy hãy tìm ra những lý giải cho vấn đề này.
Tết cổ truyền
Quan điểm gộp tết của Tuệ Nghi nhận được sự phản đối mạnh mẽ của bạn đọc, ảnh: internet
Những minh chứng được đưa ra để đòi sát nhập Tết cổ truyền như Nghỉ tết thường rất dài, gây ảnh hưởng đến năng suất làm việc, lỡ thời cơ kinh doanh, giao thương với những nước không có kỳ nghỉ tết như ở nước ta. Nghỉ tết ảnh hưởng đến vụ lúa Đông Xuân của bà con nông dân, thiệt hại về kinh tế, bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến quá trình học tập của học sinh, sinh viên. Ngoài ra, tết con mang đến nhiều hậu quả mang tính chất tiêu cực như xuất hiện các tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông... Nghe qua thì có vẻ khá hợp lý nhưng nếu nghiên cứu vấn đề này thì bạn sẽ thấy chẳng có chút gì hợp lý cả.
Thứ nhất, nghỉ tết không có nghĩa là mọi việc xung quanh bạn bị đóng băng, dừng tất cả mọi hoạt động lại, ngay cả mồng 1 tết các hàng quán buôn bán vẫn mở ra bình thường, các công ty doanh nghiệp vẫn có công nhân ứng trực để tiến hành các công việc quan trọng. Như vậy sẽ không có chuyện đóng băng hoạt động, lỡ hẹn giao thương, hợp tác kinh tế với các nước khác. Trong thời buổi tự do hòa bình như hiện tại thì có ai dám cấm bạn quyền làm việc đâu? Và có nhiều người cho rằng, Tết sẽ gây ảnh hưởng đến kinh tế nhưng hãy cùng nhớ lại rằng, tết đến nhu cầu thực phẩm, mua bán của người dân sẽ tăng lên một cách đột biến, đây hoàn toàn là một việc làm sẽ góp phần tích cực trong việc thúc đẩy kinh tế cho nước nhà.
Thứ hai, nhiều người ủng hộ quan điểm bỏ tết Tây đang cố tình thổi phồng những mặt lợi ích của nó. Họ nói như kiểu rằng hoạt động kinh doanh thành công hay thất bại là một phần nhờ tết. Nên nhớ hiệu quả của người công nhân lao động làm ít mà chất còn hơn người sáng cắp cặp đi, tối cắp cặp về như một bộ phận không nhỏ người lao động ở thời điểm hiện tại. Vì thế việc chúng ta tích cực làm việc, mang lại hiệu quả cao thì việc nghỉ một số lượng ngày như Tết thì là điều hoàn toàn không mang lại chút tiêu cực nào cả.
Thứ ba, chuyện học sinh, sinh viên bị gián đoán trong quá trình học tập do thời gian nghỉ tết là hoàn toàn sai. Trên thế giới có hàng tá chế độ cho sinh viên nghỉ học như kỳ nghỉ Giáng Sinh, rồi kỳ nghỉ Đông…. Và tinh thần học tập của học sinh sinh viên sau kỳ nghỉ tang lên một cách đáng kể, hiệu quả học tập tăng lên. Và nghỉ học cũng không có nghĩa là chỉ ăn với ngủ, mà có rất nhiều người chọn thời gian này để tiếp tục rèn dũa kiến thức.
Và điều cuối cùng, đây là một nét văn hóa của đất nước, của con người Việt Nam. Một truyền thống có từ muôn đời mà chúng ta cần phải trân trọng và gìn giữ. Trước bối cảnh hội nhập quốc tế toàn thế giới, thì chúng ta phải đặc biệt quan tâm đến việc Hội nhập chứ không Hòa tan, học hỏi nhưng không thể biến mình thành một nước khác được. Tết cũng là một món ăn tinh thần của nhân dân Việt Nam, vì thế mà cần phải gìn giữ nét đẹp này chứ không phải là hội nhập mà bỏ Tết như những quan điểm khác đã nêu!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét