Thứ Năm, 20 tháng 7, 2017

BÀI HỌC TỪ NHỮNG ĐIỂM NÓNG TẠI XÃ ĐỒNG TÂM

Vô Va


1. Nhìn lại điểm nóng đã xảy ra tại xã Đồng Tâm
          Từ cuối năm 2016 đến nay, tình hình nội bộ người dân tại xã Đồng Tâm diễn biến phức tạp, liên quan chủ yếu đến việc số công dân khiếu kiện và tổ chức các hoạt động "đòi đất quốc phòng". Với những nội dung khiếu nại, tố cáo của số công dân xã Đồng Tâm liên quan đến diện tích đất quốc phòng tại khu vực đồng Sênh đã được cơ quan chức năng của huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội, Bộ quốc phòng giải quyết và khẳng định diện tích đất đai tại khu vực đồng Sênh là đất quốc phòng, tuy nhiên một số công dân khiếu kiện tại đây vẫn không đồng tình và tổ chức nhiều hoạt động gây phức tạp tại địa phương, nhất là khi Tập đoàn Viễn thông Vietel, Bộ Quốc phòng nhận bàn giao diện tích đất trên để thi công dự án quốc phòng
          Đáng chú ý, từ giữa tháng 2-2017 đến nay, khi Vietel tổ chức triển khai việc thi công dự án A1 thì số công dân khiếu kiện tại địa bàn tổ chức nhiều hoạt động gây mất ANTT tại địa bàn và khu vực đất quốc phòng trên (với tính chất phức tạp ngày càng tăng), cụ thể như:
          Ngày 15/2/2017 ông Lê Đình Kình cùng thành viên của cái gọi là tổ Đồng Thuận đã tổ chức người dân ngăn cản các đơn vị quốc phòng cắm biển, chăng dây xác định các mốc giới diện tích đất quốc phòng, tự ý thu giữ số dây phản quan và nhổ biển báo "khu vực quân sự" tại khu vực này;  sau đó, số đối tượng này tiếp tục đưa máy móc, thiết bị, vật tư nông nghiệp vào khu vực đang thi công để canh tác, dựng lều, nhà, bếp trái phép, đổ đá mạt làm đường, căng ba băng rôn tại các điểm ranh giới đất đồng Sênh với nội dung "Đất từ đây trở xuống là đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm"... Vi phạm nghiêm trọng khoản 1, Điều 12 Luật Đất đai năm 2013.
          Đặc biệt trong các ngày 1-3 và 7-3-2017, số công dân khiếu kiện tại địa bàn đã tổ chức tập trung đông người tại trụ sở UBND xã Đồng Tâm khi các đoàn công tác của huyện đến thực hiện nhiệm vụ; có nhiều hành vi như: gây mất trật tự tại phòng họp nơi đoàn công tác đang làm việc; sử dụng hệ thống loa phóng thanh (tự chế) để lăng mạ, xúc phạm các thành viên tổ công tác trong khu vực UBND xã và trước của phòng họp của Tổ công tác huyện ủy Mỹ Đức;
          Ngoài ra, các đối tượng còn bao vây, đóng cổng UBND xã không cho các phương tiện của đoàn công tác của Huyện rời khỏi trụ sở UBND xã; khi lực lượng công an huyện thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANTT thì các đối tượng ngăn cản, tung tin bịa đặt "xe công an đâm chết người" gây kích động cho quần chúng...
          Trước các hành vi gây rối và lấn chiếm trái phép đất quốc phòng trên địa bàn xã Đồng Tâm. Ngày 30-3-2017, Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án "gây rối trật tự công cộng" theo điều 245, Cục điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã ra quyết định khởi tố vụ án "chống người thi hành công vụ" theo Điều 257 và vụ án "Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai" theo điều 173 BLHS 1999.
          Mặc dù, Công an TP Hà Nội đã ba lần triệu tập các công dân có liên quan lên làm việc nhưng họ cố tình không chấp hành, tiếp tục tổ chúc, thực hiện các hoạt động chống đối, vu cáo, xuyên tạc vụ việc, thách thức cơ quan chức năng. Ngày 15-4, công an TP đã tiến hành bắt bốn đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật để điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng tại xã Đồng Tâm theo điều 245 BLHS 1999.
          Ngay sau khi công an TP Hà Nội triển khai bắt giữ các đống tượng trên, số đối tượng còn lại tại xã Đồng Tâm đã kích động, tập trung đông người bao vây, không cho 06 xe tô của các lực lượng làm nhiệm vụ ra khỏi địa bàn xã Đồng Tâm; giữ, đập phá xe ô tô của lực lượng chức năng; bắt, giữ trái phép 38 cán bộ huyện Mỹ Đức và cán bộ, chiến sĩ Công an TP Hà Nội tại Nhà văn hóa thôn Hoành.
          Cùng với đó là các đối tượng cầm đầu đã kích động người dân trên địa bàn tiến hành phong tỏa các lối vào thôn. Họ lập các chốt chặn bằng gạch, đá, cây gỗ lớn, dây thép gai, thậm chí cả tủ lạnh, bàn ghế cũ; phân công nhiều người, chủ yếu là nam thanh niên canh gác ở các chốt và đường làng nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của người lạ.
          Trước tình hình trên, Chính quyền TP Hà Nội đã trực tiếp tuyên truyền, vận động với số cầm đầu, quá khích, giải thích rõ việc bắt giữ người là hành vi vi phạm pháp luật; yêu cầu họ thả cán bộ, chiến sĩ bị bắt giữ trái pháp luật. TP Hà Nội đã tổ chức hai tổ công tác trực tiếp xuống địa bàn tuyên truyền, vận động quần chúng, tuy nhiên các đối tượng không hợp tác, ném cát sỏi, đá và các tổ công tác làm một số cán bộ, chiến sĩ công an TP bị thương.
          Chiều 20/4, Chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung cùng các ban, ngành của thành phố và UBND xã Đồng Tâm, UBND huyện Mỹ Đức đã chủ động tổ chức buổi đối thoại với người dân ngay tại Huyện ủy Mỹ Đức, cách thôn Hoành (xã Đồng Tâm) khoảng 20km, nhưng số đối tượng trên không đến dự. Số đối tượng trên muốn đối thoại trực tiếp với Chủ tịch Nguyễn Đức Chung tại thôn Hoành. Sáng 22/4, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đã về xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức,TP Hà Nội) để ghi nhận, tiếp thu 8 nội dung được người dân kiến nghị bằng văn bản gửi lãnh đạo UBND TP và lắng nghe 9 ý kiến phát biểu của bà con với tổng hợp 21 vấn đề.
          Đến 14h30 chiều cùng ngày, sau khi biên bản làm việc được thông báo, toàn bộ 19 cán bộ, chiến sĩ bị giữ trái pháp luật đã ra khỏi cổng nhà văn hóa thôn Hoành, xã Đồng Tâm. Từ ngày 22/4 đến nay: Mặc dù trong giai đoạn thanh tra những vấn đề liên quan đến Đồng Tâm nhưng ông Kình và thành viên tổ Đồng Thuận tiến hành các hoạt động kích động người dân, tung tin sai sự thật, và thậm chí còn câu kết với các đối tượng xấu để "lập lời" đánh đồng các vụ việc diễn ra ở Đồng Tâm  từ trước đến nay  là 1 vấn đề duy nhất, khiến dư luận hiểu sai vấn đề như:
          Thành viên tổ Đồng Thuận đọc các văn bản chứa những lời kích động, xuyên tạc vụ việc, vu cáo chính quyền. Ông Lê Đình KÌnh có các hoạt động tiếp xức và nhân tiền từ các đối tượng "dân chủ", đặc biệt là số đối tượng khủng bố của tổ chức Việt Tân như Hoàng Thị Hồng Thái. Từ việc Ông Lê Đình Kình trả lời phỏng vấn các đối tượng phản động theo hướng sai lệch vấn đề gây hiểu nhầm trong dư luận. Cùng với đó các đối tượng chống đối, các luật sư lợi dụng vấn đề này để xuyên tạc, tuyên truyền gây phức tạp trong cộng đồng.
          Việc làm của một số công dân xã Đồng Tâm lợi dụng hoạt động khiếu kiện, liên tục lôi kéo, kích động người dân có các hành vi vi phạm pháp luật với mức độ vi phạm ngày càng nghiêm trọng; xâm chiếm đất quốc phòng; gây rối an ninh, trật tự trên địa bàn; cản trở các hoạt động bình thường, sinh hoạt của quần chúng nhân dân; chống người thi hành công vụ và bắt, giữ người trái pháp luật.
          2. Bài học rút ra từ điểm nóng Đồng Tâm
          Vấn đề Đồng Tâm cần phải hiểu theo cách khách quan, theo từng vụ việc chứ không nên “lập lờ” khiến người dân có hiểu sai, không đúng về vấn đề. Và vấn đề Đồng Tâm bao gồm các vấn đề cụ thể như: lấn chiếm đất đai quốc phòng; bắt giữ cán bộ khi đang thực hiện nhiệm vụ, khiếu kiện sai sự thật, đập phá trụ sở làm việc của chính quyền; chống người thi hành công vụ.
          Đặc biệt, hành vi bắt giữ người trái pháp luật là hành vi hết sức nguy hiểm, cần xác định đây là một vụ án độc lập, có tính chất nguy hiểm cao độ, cần xử lý nghiêm minh đối các đối tượng này để tránh tạo tiền lệ xấu sau này.
          Những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cần phải xử lý nghiêm minh; không để ảnh hưởng đến tư tưởng trong cán bộ và nhân dân huyện Mỹ Đức nói riêng, TP Hà Nội nói chung; gây xáo trộn, hoang mang tư tưởng, chia rẽ nội bộ nhân dân.

          Người dân không chỉ ở Đồng Tâm, Mỹ Đức cần phải nêu cao ý thức cảnh giác trước hoạt động lợi dụng khiếu kiện để mưu lợi cá nhân./.        

Thứ Tư, 12 tháng 7, 2017

DÂN LÀNG TA CÓ MỘT TINH THẦN "BÀI LUẬT"!

Nguồn: Sưu Tầm

Dân ta có một tinh thần "bài Luật" rất rõ nét. Đó là truyền thống bất khả cải tạo của dân làng ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi có những tranh chấp cho dù là lớn hay nhỏ, trước nguy cơ quyền lợi cá nhân hoặc dòng họ sắp bị ảnh hưởng, thì tinh thần ấy lại càng mãnh liệt, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi quy định Pháp luật, nó nhấn chìm tất cả các Cơ quan bảo vệ pháp luật hay bè lũ Luật sư vớ vẩn mon men.
 Tinh thần "bài Luật" của dân làng ta bộc lộ ra ở rất nhiều câu thành ngữ đã được truyền dạy từ đời này qua đời khác, chẳng hạn như "Con kiến kiện củ khoai", "Nén bạc đâm toạc tờ giấy" hay "Chờ được vạ thì má đã sưng ", rồi lại còn thêm câu châm ngôn: "Vô phúc đáo tụng đình". Cứ theo đó mà suy, thì dân làng ta vốn xem việc dính dáng đến Pháp luật là một việc vô cùng xúi quẩy.
Từ bao đời nay, trong tâm tưởng dân làng ta luôn luôn thấm đượm nhời dạy bảo bất hủ của các bậc tiền hiền: "Phép vua phải thua lệ làng". Già trẻ, nhớn bé, gái trai làng ta đều thuộc nằm lòng bí quyết ấy. Chính cái lệ làng đó tạo nên một bức tường thành bất khả xâm phạm, không cho phép Pháp luật của nhà nước được bén mảng qua khỏi chiếc cổng làng ta.
Làng ta là một làng ít văn hóa nhưng rất nhiều văn hoa, biết bao thế hệ trong làng đã luôn kín đáo sống chan hòa với nhau, vì thế nếu lỡ hoặc thường xuyên có mâu thuẫn với nhau thì phải tích cực giải quyết theo phương châm "Tốt khoe xấu che", tránh tình trạng "Trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã tường".
Các bên nếu có bất đồng quan điểm cần tuyệt đối bảo vệ và phát huy mạnh mẽ quyền tự xử, chống mọi sự can thiệp của Pháp luật. Bất kì mọi sự tranh chấp xảy ra với hàng xóm hoặc họ hàng, từ việc nhỏ như mất con gà nhép đến việc hệ trọng như việc âm thầm di dời cái hàng rào vào nửa đêm, các đối tác chiến lược tuyệt đối không được manh động dẫn nhau ra kiện cáo nhau tại Ủy ban xã mà làm cho vong linh các cụ Thành hoàng làng ta phải tủi hổ. Hãy điềm tĩnh, nhẹ nhàng cùng nhau hòa giải thông qua các công cụ hỗ trợ như mìn tự tạo, súng tự chế, hoặc a xít hoặc dao hoặc búa bổ củi, hoặc trong trường hợp khẩn cấp, thì bất cứ cái gì tiện tay vớ được.
Lệ làng ta, trong mỗi gia đình, cha con hoặc anh em đều có quyền tự do xử lý việc tranh chấp thừa kế bằng dao phay hoặc chí ít là nắm đấm. Tờ di chúc được công chứng, nếu có, chỉ nên được xem như tờ giấy lộn, chính là bởi ở chỗ nó đã được công chứng. Nói trước, đây là việc "Anh em trong nhà đóng cửa bảo nhau", "Đèn nhà ai nhà ấy rạng", đm thằng nào can ông đâm chết mẹ.
Làng ta là một làng có quá khứ hào hùng trong công cuộc bảo vệ gái làng và bảo vệ chó. Việc xử lý với bọn trai làng Nhô lâu nay hay vào gạ gẫm gái làng ta cần được tổ chức thực hiện bình đẳng y như đối với bọn trộm chó. Nếu bắt được đứa nào hãy mau chóng huy động toàn bộ nam phụ lão ấu, tẩn cho kì chết rồi đốt xe máy để phi tang. Nhớ là "Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc", phải đánh cho kì chết để nó không thể nhận mặt đứa nào là kẻ đánh đầu tiên (chủ mưu) hoặc sau cùng (tác động trực tiếp). Đừng lo, nếu có bị cơ quan Pháp luật của triều đình tiến hành điều tra, lệ làng ta cho phép vận động cả các cụ cận tử lẫn các cháu sơ sinh cùng đứng ra nhận tội tập thể.
Cùng lắm, thì làng ta sẽ tổ chức bắt cóc con tin, để đổi lấy lời cam kết không truy tố hình sự cả làng. Cam kết đó chính là biểu hiện sâu sắc nhất của tinh thần Lệ làng luôn luôn được đặt lên trên Phép nước.
Tự hào biết bao, trong những năm qua, đất làng ta càng ngày càng mở rộng, nay đã vào đến tận đất quy hoạch sân bay, ấy chính là nhờ ở việc phát huy truyền thống ngồi xổm lên Luật pháp của dân làng ta.
Xin chúc tinh thần "bài Luật" của làng ta ngày càng phát triển, cao hơn, cao nữa, cao mãi, nhất là kể từ khi có sự lãnh đạo của cụ Kềnh và các cụ trong nhóm Đồng phạm.
Lớp măng non chúng cháu xin nguyện tiếp bước cha ông mình, với tất cả tình yêu truyền thống làng ta, Và trên hết, là tình yêu đất cát nồng nàn !
*** Tác giả bài văn: Đình Kễnh, cháu đích tôn, học sinh lớp 6.

Thứ Hai, 10 tháng 7, 2017

VỤ ĐỒNG TÂM: CÀNG NGÀY CÀNG CÓ NHIỀU CHUYỆN HAY

Trà Đá
Ảnh: Ông Bùi Viết Hiểu cánh tay phải của Ông Lê Đình Kình
Được biết đến là nhân vật thứ hai trong Nhóm Đồng Thuận do ông Lê Đình Kình sáng lập, ông Bùi Viết Hiểu là "người chuyên biên soạn các đơn thơ, tâm thư và tích cực triển khai các “phương án” trong lộ trình đòi “đất quốc phòng” thành “đất nông nghiệp” để chia cho dân Đồng Tâm từ số tiền đền bù ít nhất 6tr/m2, đẩy họ vào vòng lao lý, thôn làng hỗn loạn, mất hết tình làng nghĩa xóm" - Theo Việt Nam thời báo.
Theo ghi nhận nhóm này phần lớn là con cháu, anh em nhà ông Lê Đình Kình. Nhưng có lẽ chuyện phần đông là con cháu của một dòng họ chưa nói lên điều gì. Bởi theo một nguồn tin đáng tin cậy thì cá nhân người thủ lĩnh thứ hai, ông Bùi Viết Hiểu, nguyên là kế toán HTX, Phó chủ nhiệm Hợp tác xã Đồng Tâm có một quá khứ và một bản lí lịch cần bàn đến.
Theo đó, lúc đang là kế toán HTX, Phó chủ nhiệm Hợp tác xã Đồng Tâm, ông đã bỏ đi buôn làm hỏng 1 tấn hạt giống chè của hợp tác xã, chơi hụi bị vỡ, chiếm dụng tiền nhà nước nên bị kỷ luật. Huyện ủy Mỹ Đức khi đó đã có nghị quyết kỷ luật khai trừ Đảng với ông Hiểu.
Ông Hiểu sau đó tuy vẫn được bố trí làm hội trưởng hội cựu chiến binh xã với lí do là bộ đội phục viên. Nhưng với bản chất của một kẻ cơ hội nên thời điểm mãn khóa, do không được bầu khóa tiếp nên ông đã trở thành một kẻ bất mãn, chuyên chọc ngoáy chuyện làng, chuyện xã!

Và với sự hiểu biết của một kẻ từng có nhiều năm tham gia bộ máy chính quyền, khi có thông báo về việc thu hồi đất tại cánh đồng Sênh thuộc xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, ông Hiểu đã nhanh chóng nhập cuộc với tư cách là một kẻ cơ hội thực thụ. Theo đó, mặc dù trực tiếp tham gia đo đạc, bàn giao, quản lý cho Bộ Quốc phòng nhưng khi thấy cơ hội kiếm chác, ông Hiểu đã tuyên truyền, xuyên tạc, cho rằng cán bộ xã, huyện bán cho Vietel hơn 4 tỷ đồng.
Sự chân chất của người dân cùng bản chất lọc lõi và khó ngờ của ông Hiểu đã khiến nhiều người dân tại đây lầm tưởng và dính chàm. Câu chuyện cán bộ chính quyền bán đất được mặc định đã khiến người dân nơi đây lao vào một cuộc chiến với chính quyền với tâm thế của những con người chính nghĩa!
Dù không phải là tất cả nhưng đây cũng là nguyên nhân căn bản nhất khiến người dân Đồng Tâm dù đã khẳng định không chống nhà nước nhưng vẫn bắt giữ cán bộ và liên tục ra yêu sách!
Ngoài câu chuyện của ông Hiểu thì cũng đang xuất hiện những nghi vấn xung quanh cá nhân ông Lê Đình Kình, vị thủ lĩnh tinh thần của những câu chuyện đã qua! 2 căn nhà to được ông Kình xây dựng trong thời  gian lùm xùm đất đai tại Đồng Tâm vừa qua? Liệu có hay không việc trục lợi của vị thủ lĩnh này? Xin được thông tin rõ hơn về điều này ở những bài viết tiếp theo!

Thứ Tư, 5 tháng 7, 2017

LIÊN QUAN ĐẾN VỤ ĐỒNG TÂM, MỸ ĐỨC: SỰ THẬT VỀ CÁI GỌI LÀ “NHÓM ĐỒNG THUẬN”


Liên quan đến những vụ việc phức tạp đang xảy ra tại xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức, nổi lên trong đó xuất hiện nên cái gọi là “Nhóm Đồng Thuận”. Mới nghe cái tên thì có vẻ đây là một nhóm, tổ chức hoạt động về lợi ích của xã hội của cộng đồng, nhưng bản chất bên trong đó như thế nào thì không phải ai cũng biết.
Năm 2012, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức có chủ trương dồn điền đổi thửa, lợi dụng tâm lý nghi ngờ của người dân liên quan tới tham nhũng của cán bộ địa phương trong việc quản lý sử dụng đất, Ông Lê Đình Kình, ông Bùi Viết Hiểu đã tập hợp một số cán bộ bị kỷ luật và thành viên trong họ Lê Đình thành lập cái gọi là “Nhóm Đồng Thuận”.
Từ khi ra đời, dưới sự chỉ đạo của ông Lê Đình Kình, nhóm này đã tập hợp người dân trong xã tham gia khiếu kiện kéo dài, liên tục gửi đơn tới các cấp chính quyền về vấn đề đất đai xảy ra tại xã Đồng Tâm. Mặc dù các cấp chính quyền đã tổ chức nhiều lần thanh, kiểm tra, kết luận và xử lý các cán bộ có sai phạm, song do chưa thỏa mãn đối với ý đồ của các cá nhân trong nhóm Đồng Thuận, vì lẽ đó số đối tượng trong nhóm “Nhóm Đồng Thuận” tiếp tục kích động người dân kiện cáo kéo dài và lấy “Đất Đồng Sênh” làm nội dung cho hoạt động khiếu kiện của mình sau này.
Để hô hào, kích động người dân trong xã, nhóm đồng thuận đã sử dụng loa phóng thanh tuyên truyền, họp xóm, phát tờ rơi, tuyên truyền bằng miệng theo theo những chứng cứ mà họ tự tạo ra để thuyết phục người dân Đồng Tâm rằng đất Đồng Sênh là đất của dân Đồng Tâm. Họ tuyên truyền rằng cán bộ chính quyền xã bán đất để mua nhà tại thủ đô cùng với đó là đưa ra kết quả khiếu kiện đòi được sẽ được trả 6 triệu đồng/m2.
Một khoản tiền lớn đã lộ ra. Với số liệu 59 ha đất Đồng Sênh mà ông Lê Đình Kình vẽ ra mà đem nhân với 6.000.000đ/m2 trở thành một con số vài ba nghìn tỷ. Một cái bánh vẽ mà các đối tượng trong nhóm Đồng Thuận đưa ra cho người dân thật là hấp dẫn. Kể từ đây “Nhóm Đồng Thuận” người dân Đồng Tâm từ đó người dân Đồng Tâm bỏ công việc sản xuất, bỏ chợ, bỏ xưởng, thậm chí có những gia đình tại thôn Hoành xã Đồng Tâm bắt con em mình nghỉ học để thực hiện cái gọi là chống “tham nhũng” với hi vọng được nhận số tiền sau khi được đền bù.
Nhóm đồng thuận đã tuyên bố với người dân: “Quốc phòng mới thu hồi 47,36ha đất nông nghiệp xã Đồng Tâm còn lại là 590.000m2 đất Đồng Sênh là đất nông nghiệp của dân, nếu bán cho viet ten ta sẽ có được 590.000m2 x 6.000.000đ/1m2= 3.540.000.000 đ. Một con số mà học sinh không giỏ toán cũng không đọc được. Nếu đòi được thì sẽ chia cho mỗi hộ đi đòi đất là 3 tỷ,còn 540 tỷ sẽ để trả  công luật sư. Trả cả gốc lẫn lãi cao cho những ai ủng hộ với những người cho vay tiền để đi kiện”.
Theo nhiều nguồn tin hiện nay, nhóm đồng thuận này đã huy động được khoản tiền 6-7 tỷ đồng mà theo như những người này là được sử dụng vào hoạt động chống tham nhũng nhưng sự thật được sử dụng thế nào thì chỉ có những người trong nhóm Đồng Thuận mới biết, chỉ biết rằng một số thành viên chủ chốt trong nhóm Đồng Thuận đã giàu lên một cách nhanh chóng sau khi phát động phong trào khiếu kiện.

Câu chuyện của Nhóm Đồng Thuận đang xuất hiện những nghi vấn xung quanh người đứng đầu của nhóm là ông Lê Đình Kình, hay vai trò của các cá nhân trong Nhóm Đồng Thuận như thế nào, liệu có lợi ích vật chất cá nhân ở trong hoạt động? Xin được thông tin rõ hơn về điều này ở những bài viết tiếp theo!