Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

LỘT XÁC THÌ KHÔNG THỂ KHÔNG ĐAU ĐỚN

Trả lại vỉa hè và cuộc “lột xác” không thể không đau đớn

Bích Diệp 

(Dân trí) - Bất cứ cuộc “lột xác” nào cũng trải qua đau đớn. Huống hồ, việc trả lại bộ mặt văn minh cho đô thị đồng thời cũng đang lấy đi sinh kế của nhiều người dân ngày đêm bám trụ với “kinh tế vỉa hè”.

Về “cuộc chiến giành lại vỉa hè cho người đi bộ”, BLOG Dân trí đã cho rằng mục tiêu của ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Quận 1 (TPHCM) không thể đơn giản hơn và cũng không thể chính đáng hơn: “trả lại vỉa hè cho 13 triệu người dân thành phố”, “tất cả đều thượng tôn pháp luật”.

Tuy nhiên, bất cứ cuộc “lột xác” nào cũng trải qua đau đớn. Huống hồ, việc trả lại bộ mặt văn minh cho đô thị đồng thời cũng lấy đi sinh kế của nhiều người dân đang ngày đêm bám trụ với “kinh tế vỉa hè”. Theo phản ánh của báo chí, hàng loạt cửa hàng kinh doanh nhờ bám vỉa hè thời gian gần đây đã buộc phải sa thải nhân công khi lượng khách sụt giảm mạnh, chủ yếu là những quán bia, cà phê lề đường hoặc cửa hàng ăn uống.

Chưa kể, những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội đó là những người bán hàng rong, kinh doanh với vốn liếng chỉ vài triệu, thậm chí vài trăm nghìn đồng nhưng đằng sau là gánh nặng nuôi sống cả một gia đình.

Quả thật, sẽ rất bất nhẫn khi chúng ta hình dung về sự đánh đổi một đô thị sạch sẽ hơn, quang đãng hơn với những phận người chông chênh, không biết đi đâu về đâu khi mất đi sinh kế. Nhưng chỉ một vài giây thôi, hãy trả lời câu hỏi, rằng trong mỗi chúng ta – những công dân đô thị, liệu chúng ta có mong muốn một thành phố văn minh, nơi quyền lợi hợp pháp của người đi bộ được bảo vệ?

Chúng ta có mong về một thành phố mà kỷ cương phép nước được giữ nghiêm? Và liệu chúng ta có phải không ai biết rằng, kinh tế vỉa hè cũng có những mặt trái như gây mất trật tự công cộng, ùn tắc giao thông, chứa đựng ngàn vạn rủi ro về vệ sinh an toàn thực phẩm?

Như một lẽ đương nhiên, một thời gian dài, nhiều cơ sở kinh doanh, nhiều cá nhân được hưởng lợi từ “kinh tế vỉa hè” thì khi chính quyền ra tay dẹp bỏ, họ sẽ bị ảnh hưởng: bị sụt giảm doanh thu, thậm chí nguy cơ phải dẹp tiệm, chuyển đổi ngành nghề. Nhưng biết làm sao được, xã hội muốn trật tự thì mỗi cá nhân đều phải tuân thủ kỷ cương phép nước. Nói cho cùng, nền tảng để xây dựng một đất nước thật sự văn minh cũng chính là từ việc người dân cần chấp hành những quy định dù là nhỏ nhất.

Nhiều người lạc quan vẫn nói vui rằng, người Việt Nam rất sáng tạo. Khi có biến động trong đời sống kinh tế, sẽ chẳng ai ngồi yên để hứng chịu rủi ro mà sẽ ứng phó với hoàn cảnh. Các nhà hàng sẽ buộc phải nghĩ ra những cách thức mới để thu hút khách, tập trung vào chất lượng để níu chân khách hàng. Còn những người bán hàng rong có thể họ sẽ tìm địa bàn khác phù hợp hơn hoặc sẽ chuyển sang sống bằng nghề khác. Đại ý, cơ hội luôn tồn tại trong mỗi lúc khó khăn!

Thế nhưng, cuộc sống sẽ chẳng thể dễ dàng như vậy. Hình ảnh về những chiếc xe cẩu, những nhát búa rìu đập phá các công trình vi phạm… có thể sẽ mang ý nghĩa tiêu cực nhiều hơn trong mắt người dân, so với mục tiêu tốt đẹp mà chiến dịch này mang lại.

“Kinh tế vỉa hè” ở ta xưa nay là một cấu phần của “nền kinh tế ngầm”, những lợi ích hay thiệt hại của nó không được phản ánh trong thống kê GDP hàng năm. Sự đánh đổi về mặt kinh tế của chiến dịch này, tóm lại sẽ không cân đo đong đếm được, sẽ không có một con số cụ thể nào được đưa ra. Song chắc chắn, đó là một con số có ý nghĩa lớn với rất nhiều cá nhân sống dựa vào nó. Từ việc bị tác động về kinh tế, nếu không cẩn trọng sẽ có hệ lụy về mặt xã hội khó lường.

Còn nhớ, khi biểu dương tinh thần quyết liệt trả lại vỉa hè cho người đi bộ tại TPHCM trong cuộc họp Chính phủ diễn ra hồi đầu tháng này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lưu ý:“Việc này không thể làm tất cả ngay, không thể làm đầu voi đuôi chuột”. Có nghĩa là, đòi lại vỉa hè không đơn thuần chỉ là “dẹp” và “bỏ”, nó còn cần nhiều hơn thế những động thái từ phía chính quyền: Cần phải có sự chuẩn bị, có quy hoạch rõ ràng, có phương án để đảm bảo quyền lợi của các bên.

Việt Nam không phải là nước đầu tiên thực hiện dẹp vỉa hè. Trước đó, Singapore - hình mẫu chúng ta đang hướng tới, đã làm điều này rất hiệu quả. Họ cấp phép kinh doanh cho những người bán hàng rong và chuyển đối tượng này từ lề đường vào trung tâm dành cho những người bán hàng rong với hệ thống nước, cống rãnh và chỗ đổ rác. Họ bắt đầu với việc giáo dục và hô hào dân chúng để lôi kéo số đông, tiếp đến mới lập pháp để trừng phạt thiểu số, tạo nên một xã hội có học thức, có văn hóa với nền tảng là “sự xấu hổ”.

Có lẽ, với trách nhiệm, sự chu đáo và cả sự mềm mỏng, khôn khéo của chính quyền, những phương án “hậu dẹp bỏ” sẽ thiết thực hơn so với việc chỉ tháo dỡ, đập bỏ hay cho rằng, người bán hàng rong có thể chuyển đổi kinh doanh bằng hình thức online, bán hàng trên mạng như một số vị lãnh đạo địa phương đang tính toán. Bởi, nếu không làm “có đầu có đuôi” như Thủ tướng nói, thì hình ảnh về một Chính phủ kiến tạo sẽ ảnh hưởng, dù với một chiến dịch được coi là tốt đẹp là “đòi lại vỉa hè” cho hàng triệu người dân.

Nóng: THANH HÓA CÔNG BỐ KẾT QUẢ THANH TRA VỤ CÔ TRẦN VŨ QUỲNH ANH

(PL+) - Công bố kết quả việc bổ nhiệm công chức lãnh đạo; việc qui hoạch chức danh; việc cử đi học lớp Cao cấp Lý luận chính trị; việc xác minh tài sản.

Thông tin mới nhất từ UBND tỉnh Thanh Hoá cho biết, nhằm làm rõ thông tin xôn xao dư luận thời gian vừa qua đối với bà Trần Vũ Quỳnh Anh - nguyên Trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, Sở Xây dựng Thanh Hoá. Tỉnh đã chủ động vào cuộc làm rõ sự việc từ ngày 17/2/2017 với tinh thần nghiêm túc, khách quan, trung thực và tuân thủ chặt chẽ các qui định của pháp luật.

Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hoá cũng đã giao các cơ quan chức năng liên quan căn cứ các qui định của Đảng và Nhà nước tăng cường việc kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những tổ chức cá nhân sai phạm để giữ vững kỷ luật kỷ cương, lấy lại niềm tin trong quần chúng nhân dân.

Ông Ngô Hoàng Kỳ - Chánh văn phòng UBND tỉnh Thanh Hoá vừa thông báo kết quả thanh tra, kiểm tra việc bổ nhiệm công chức lãnh đạo thuộc thẩm quyền Sở Xây dựng đối với bà Trần Vũ Quỳnh Anh - nguyên Trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, Sở Xây dựng Thanh Hoá.

Bổ nhiệm công chức lãnh đạo thuộc thẩm quyền Sở Xây dựng: việc tuyển dụng bà Trần Vũ Quỳnh Anh vào công chức là đúng quy định.

Kết quả thi tuyển chức danh Trưởng phòng của bà Trần Vũ Quỳnh Anh.

Về việc bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh - giữ chức vụ Phó trưởng Phòng, Trưởng Phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản: việc Giám đốc Sở Xây dựng bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh giữ chức vụ Phó phòng, rồi Trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản khi chưa đủ các tiêu chuẩn: “thời gian công tác ở lĩnh vực mình phụ trách về chuyên môn nghiệp vụ ít nhất từ ba năm trở lên”; “có trình độ Trung cấp lý luận chính trị trở lên”; “đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước”, là không đúng quy định tại Mục c, Khoản 2, Điều 4, Quyết định số 1138/2002/QĐ-UB ngày 16/4/2002, của UBND tỉnh ban hành Quy chế bổ nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo.

Về cho thôi việc đối với bà Trần Vũ Quỳnh Anh: ngày 20/9/2016, bà Trần Vũ Quỳnh Anh có đơn gửi Giám đốc Sở Xây dựng xin thôi việc tự nguyện. Việc Giám đốc Sở Xây dựng chưa báo cáo Sở Nội vụ là không đúng theo quy định tại Quyết định số 685/QĐ-UBND ngày 02/3/2007 của UBND tỉnh; không thông báo công khai cho cán bộ, công chức trong cơ quan biết là không đúng với Nghi định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015, của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính.

Quyết định cho thôi việc đối với bà Trần Vũ Quỳnh Anh.

Về quản lý hồ sơ công chức của bà Trần Vũ Quỳnh Anh: việc Giám đốc Sở Xây dựng quản lý không chặt chẽ, để Chánh Văn phòng Sở giao hồ sơ công chức cho bà Trần Vũ Quỳnh Anh khi thôi việc là không đúng quy định tại Khoản 4, Điều 9, Thông tư số 11/2012/TT-BNV ngày 17/12/2012 , của Bộ Nội vụ về chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ công chức.

Về xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc bổ nhiệm công chức lãnh đạo tại Sở Xây dựng từ năm 2010 đến năm 2015 và trong việc quản lý cán bộ năm 2016: các thiếu sót, vi phạm trong việc bổ nhiệm công chức lãnh đạo tại Sở Xây dựng thuộc trách nhiệm trực tiếp của Giám đốc Sở giai đoạn từ ngày 11/10/2010 - 07/12/2015;

Tập thể lãnh đạo Sở Xây dựng thời kỳ 2010 - 2015, chịu trách nhiệm về các thiếu sót, vi phạm có liên quan.

Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa có một phần trách nhiệm, do đã không thanh tra, kiểm tra để phát hiện sớm, kịp thời các thiếu sót, vi phạm xảy ra tại Sở Xây dựng.

Về xử lý sai phạm đối với tập thể và cá nhân trong việc bổ nhiệm công chức lãnh đạo tại Sở Xây dựng từ năm 2010 đến năm 2015: Căn cứ các sai phạm trên, ngày 29/3/2017, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có Công văn số 476-CV/TU giao Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tập thể và cá nhân các đồng chí lãnh đạo và cán bộ Sở Xây dựng theo kết luận của Thanh tra tỉnh, trên cơ sở đó kiến nghị hình thức kỷ luật nghiêm minh, theo đúng quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước.

Việc quy hoạch chức danh lãnh đạo Sở Xây dựng đối với bà Trần Vũ Quỳnh Anh - Trưởng Phòng quản lý nhà và Thị trường bất động sản:

Quy trình rà soát, bổ sung quy hoạch lãnh đạo Sở Xây dựng giai đoạn 2015-2020, trong đó có bà Trần Vũ Quỳnh Anh được tiến hành các bước theo quy định, đáp ứng cơ cấu nữ, cơ cấu trẻ của Sở Xây dựng, theo yêu cầu chung trong công tác quy hoạch cán bộ của các ngành, địa phương trong tỉnh.

Đến tháng 3/2017, cùng với các ngành các cấp trong tỉnh, Sở Xây dựng đã tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch các chức danh lãnh đạo tại Sở giai đoạn 2015-2020, đã báo cáo về Ban Tổ chức Tỉnh ủy, trong đó bà Trần Vũ Quỳnh Anh không còn trong quy hoạch.

Tuy nhiên, việc bổ sung quy hoạch bà Trần Vũ Quỳnh Anh vào chức vụ phó giám đốc Sở Xây dựng 2015-2020 tại thời điểm năm 2014.

Việc cử bà Trần Vũ Quỳnh Anh đi học cao cấp lý luận chính trị: quá trình xét, cử bà Trần Vũ Quỳnh Anh đi học cao cấp lý luận chính trị:Ban Tổ chức Tỉnh ủy có trách nhiệm chưa xem xét toàn diện hồ sơ của bà Trần Vũ Quỳnh Anh, nhất là xem xét quá trình công tác, mà chỉ tập trung chú ý các điều kiện, tiêu chuẩn xét, cử đi học cao cấp lý luận chính trị theo quy định.

Về việc xác minh tài sản đối với bà Trần Vũ Quỳnh Anh: chưa phát hiện được bà Quỳnh Anh có hành vi tham nhũng. Đến thời điểm thanh tra, bà Quỳnh Anh không còn là cán bộ, công chức, vì vậy chưa đủ cơ sở để kiểm tra, xác minh tài sản của bà Quỳnh Anh.

Trong quá trình khai lý lịch đảng viên, khai phiếu đảng viên và khai phiếu bổ sung đảng viên hàng năm, đồng chí Quỳnh Anh ngoài việc vi phạm về kê khai lý lịch, lịch sử bản thân không trung thực, còn vi phạm quy định không "khai hoàn cảnh kinh tế của bản thân và gia đình".

Những vi phạm này, tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tập thể Đảng ủy Sở Xây dựng và cá nhân đồng chí Quỳnh Anh, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy sẽ khẩn trương làm rõ và xử lý trách nhiệm theo quy định.

NỮ GIÁM ĐỐC SỞ PCCC CẦN THƠ NÓI VỀ CHỮA CHÁY TẠI CÔNG TY KWONG LUNG-MEKO


Thời điểm xảy ra cháy, tại Công ty Kwong Lung – Meko có hầm chứa 18.600 lít dầu, nhưng Cty không hề báo với lực lượng PCCC, rất may lực lượng PCCC đã bảo vệ được. 

Tại cuộc họp báo quý 1 định kỳ do UBND TP.Cần Thơ tổ chức vào chiều 30.3, Thiếu tướng Trần Thị Ngọc Đẹp – Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC Cần Thơ đã thông tin đến các cơ quan báo chí về vụ cháy lớn tại Cty Kwong Lung – Meko.

Thiếu tướng Đẹp cho biết: Đây là đám cháy lớn và rất phức tạp. Ngay khi có mặt tại hiện trường, chúng tôi đã trinh sát để có phương án tiếp cận lửa phù hợp và hiệu quả. Có 4 chất gây cháy gồm: Lông vũ, vải, cacton và nhựa. trong đó, lông vũ tỏa nhiệt rất lớn, khi đến 1.000 độ C sẽ gây choáng và gây chết trong vòng 3 phút. Trong nỗ lực dập lửa, gần 50 CBCS đã bị thương, bị bỏng,...

“Lúc làm nhiệm vụ, Đại tá Trần Đức Đình – Phó Giám đốc Sở PCCC TP đã bị ngất xỉu, mắt bị sưng vì khói độc, riêng tôi cũng bị bỏng nhẹ, và được sơ cứu tại hiện trường. Toàn bộ anh em chiến sĩ chúng tôi nỗ lực chữa cháy và bảo về tài sản của Cty, đến cái bàn, cái ghế của giám đốc tôi cũng rinh ra. Khi cháy ai cũng sợ bỏ chạy, còn chúng tôi phải xông vào biển lửa cứu người, cứu tài sản. Tôi mong mọi người chia sẻ và thông cảm cho những nỗ lực đó”, Thiếu tướng Đẹp nói.

Cũng theo Thiếu tướng Đẹp, thời điểm xảy ra cháy, tại Cty Kwong Lung – Meko có hầm chứa 18.600 lít dầu, nhưng Cty không hề báo với lực lượng PCCC, rất may chúng tôi đã bảo vệ được hầm dầu. Ngoài ra còn có 50 thùng hóa chất, nếu bị nổ, không biết hậu quả sẽ như thế nào, chính tôi đã tham gia đưa những thùng hóa chất này ra ngoài. Chúng tôi đã sử dụng 9 nguồn nước để chữa cháy, và đã bảo vệ được 80% tài sản của công ty.

Trước thời điểm xảy ra cháy, Cty đã nhập hàng về rất lớn và chuẩn bị tăng ca để đáp ứng yêu cầu các đơn hàng với số lượng CNLĐ lên tới 2.900 người. Từ chỗ này Cty bất chấp an toàn cháy. Theo Thiếu tướng Đẹp, Cty xây dựng rất hỗn độn, dơ bẩn, hàng chục CNLĐ phải ngồi trong phòng làm việc rất ngột ngạt, các phòng được chia cách bằng tường bít bùng, nước không xịt vào được.

Vào ngày 29.3 vừa qua, chúng tôi đã gửi văn bản trong đó có 10 kiến nghị về an toàn PCCC, nhưng Cty vẫn bất chấp khuyến cáo của ngành chức năng.

Trước đó, một nguồn tin xác nhận với Lao Động, qua khám nghiệm thực tế hiện trường cho thấy, vào thời điểm xảy ra vụ cháy, các xe chuyên dụng của lực lượng PCCC vẫn tiếp nước bình thường, nhưng do địa điểm đặc thù ở Cty chật hẹp, nên dù xe có nhiều, nhưng tiếp cận được đám cháy lại ít. Đặc biệt, thời điểm xảy ra cháy, hệ thống PCCC ở Cty đã bị trục trặc, không có nước... 




Một số hình ảnh về hiện trường vụ cháy

CỰU TỔNG THỐNG HÀN QUỐC PARK GEUN-HYE ĐÃ BỊ BẮT GIỮ

--- Khoai@ ---

Theo Reuters, Cựu tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã bị bắt giữ và đưa đến Trung tâm giam giữ Seoul ngay trước 5 giờ sáng 31/3/2017. 

Lệnh bắt giữ có hiệu lực được Tòa án Quận Trung tâm Seoul phê chuẩn hôm 30/3. Cựu tổng thống Park Geun-hye bị cáo buộc liên quan đến vụ bê bối tham nhũng và lạm quyền trong quá trình điều hành đất nước. Tòa án đã phê chuẩn yêu cầu của các công tố viên, ra lệnh bắt bà Park sau phiên tòa kéo dài 9 giờ hôm 30/3. Bà Park cùng hai luật sư có mặt tại tòa, với 6 công tố viên. 

Theo AFP, cựu tổng thống được đưa đến trại giam gần thủ đô Seoul và có thể bị tạm giam tối đa 20 ngày để phục vụ công tác điều tra.

Hôm 27/3, các công tố viên Hàn Quốc hôm đã yêu cầu Tòa án ra lệnh bắt giữ bà Park vì liên quan đến vụ bê bối để cho người bạn thân Choi Soon-sil can dự vào việc điều hành chính phủ và lợi dụng mối quan hệ với bà Park để trục lợi bất chính, theo Yonhap. Bà Park bị cáo buộc nhận hối lộ từ các doanh nghiệp và thông đồng với bà Choi để ép 53 doanh nghiệp, bao gồm Tập đoàn Samsung và Lotte, đóng góp tổng cộng 77,4 tỉ won (70 triệu USD) cho hai tổ chức phi lợi nhuận Mir và K-Sports do bà Choi đứng đầu.

Công tố viên Hàn Quốc cho biết: "Đến nay chúng tôi đã thu thập được nhiều chứng cứ, nhưng nghi phạm bác bỏ các cáo buộc và có khả năng tiêu hủy chứng cứ. Nếu nghi phạm không bị bắt giữ thì sẽ không thể đảm bảo sự công bằng, do Choi Soon-sil cùng các quan chức chính phủ có liên quan đều đã bị bắt".

Thẩm phán Tòa án Quận Trung tâm Seoul trong một bản tuyên bố cho biết "nguyên nhân và sự cần thiết ra lệnh bắt giữ được phê chuẩn bởi vì những cáo buộc chống lại bà đã được xác thực và bởi vì chứng cứ có thể bị tiêu hủy".

Bà Park đang đối mặt với các cáo buộc nhận hối lộ, lạm quyền, thông đồng và rò rỉ thông tin mật của chính phủ cho bà Choi. Nếu tòa án tuyên bà Park có tội, cựu Tổng thống sẽ lãnh án từ 10 năm tù trở lên, theo Yonhap. Bà đã nhiều lần lên tiếng xin lỗi vì vụ bê bối, nhưng khẳng định mình vô tội, đổ lỗi cho bà Choi đã lợi dụng tình bạn.

Bà Park trở thành cựu tổng thống thứ ba của Hàn Quốc bị bắt. Hai cựu tổng thống Roh Tae-woo và Chun Doo-hwan trước đây đều lãnh án tù vì nhiều tội danh khác nhau, bao gồm nhận hối lộ. Cựu tổng thống Roh Moo-hyun hồi năm 2009 đã nhảy xuống núi tự sát sau khi bị thẩm vấn về cáo buộc tham nhũng.

Vụ BTV Lê Bình: VÌ SAO EM BUỘC PHẢI RA ĐI ?

Theo Facebooker Minh Nam 

Sáng ngày 29/3/2017, nhà báo, BTV, nguyên giám đốc Trung tâm tin tức VTV 24 Lê Bình xác nhận với Báo VietNamNet về việc xin chuyển công tác khỏi Đài THVN, nhưng theo một nguồn tin nội bộ nhà báo Lê Bình bị Đài truyền hình Việt Nam kỷ luật vì trong quá trình điều hành, chỉ đạo để xảy ra nhiều sai phạm trong việc cung cấp, truyền tải thông tin.


Nhà báo Lê Bình sinh năm 1973, quê ở Hà Nam, giám đốc Trung tâm VTV24, Đài Truyền hình Việt Nam. Lê Bình phụ trách chương trình “Chuyển động 24h” phát trên VTV1 lúc 11g15 và 18g30 hàng ngày bắt đầu từ 10-10-2014. Đây là bản tin thời sự tương tác đầu tiên trên VTV, thu hút sự quan tâm vì hướng đến những sự kiện nóng hàng ngày.


Chuyển động 24h là một trong các chương trình truyền hình có số lượng người xem lớn nhất của VTV. Trước đó, nhà báo Lê Bình được khán giả biết đến khi xuất hiện trong Bản tin Tài chính Kinh doanh, Dân hỏi Bộ trưởng trả lời… trên VTV.


Trong quá trình điều hành Trung tâm tin tức VTV24 với tư cách là giám đốc Trung tâm, Lê Bình đã để xảy ra hàng loạt sai phạm như phát sóng phóng sự thông tin về vụ việc tòa nhà Quốc hội Canada bị khủng bốvới hình ảnh Tổng thống Mỹ Barack Obama nhưng chú thích là thủ tướng Canada; điều tra “Tuổi thật của cầu thủ Nguyễn Công Phượng” và phát sóng “Ký sự Syria – Góc nhìn từ phía trong cuộc chiến”,… đã gây bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân, làm suy giảm uy tín của Đài truyền hình Việt Nam, khiến người dân hoài nghi vào thông tin do truyền hình Nhà nước cung cấp.


Ngoài ra, nhà báo Lê Bình còn có dấu hiệu vi phạm “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” khi tự ý ký 13 hợp đồng cộng tác viên và tư vấn với 03 ngân hàng Viettinbank, ABbank, SHB để đưa thông tin về hoạt động của các ngân hàng này vào các bản tin tài chính kinh doanh, trục lợi cá nhân hơn 3 tỷ đồng.

Công ty TNHH truyền thông ADT và Công ty TNHH truyền thông Kích hoạt thương hiệu Việt Nam có trụ sở tại phòng 508 ô D5 lô C đường Nguyễn Phong Sắc, Khu đô thị mới Cầu Giấy do ông Đăng Huy Thắng làm chủ.


Nhắc đến ADT, các công ty quảng cáo truyền hình, các nhãn hàng đều ngã mũ kính chào. Bạn thử hình dung sóng truyền hình giống như bất động sản thì ADT sở hữu các khu đất vàng Quận 1 TP HCM hoặc khu vực quanh Hồ Giươm Hà Nội.

Qua thoả thuận liên kết với VTV, ADT bỏ ra 60 tỷ xây dựng phim trường được quảng bá là trường quay hiện đại nhất, kết hợp ảo và thật, công nghệ 3D. Đổi lại, ADT gần như toàn quyền VTV24 tuyệt đối.

Chính thức lên sóng ngày 10/10/2014 VTV24 “hot” ngay sau một tháng với chương trình “Đi tìm tuổi thật của Công Phượng” đượm mùi chợ búa. Lê Bình nổi như cồn sau vụ chửi thề trên sóng đã bị xử phạt trong vụ Công Phượng.

Lần đầu tiên VTV bị cơ quan quản lý nhà nước là Bộ TT&TT xử phạt nên hơi choáng. Có tiền lệ rồi VTV liên tục bị đè ra phạt bởi nhiều chương trình bê bối bị bán sóng liên kết. Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, thời điểm đó đang Thứ trưởng là người dũng cảm sờ gáy VTV.


Kênh truyền hình quốc gia trực thuộc Chính phủ lâu nay “dưới một người trên cả muôn người” không chấp nhận Bộ TT&TT chiểu theo luật quản lý xử đẹp đã gửi một lá đơn lên Thủ tướng khẳng định VTV là của Chính phủ hàm ý bộ TT&TT nằm dưới quyền nhưng ý kiến đó rơi vào im lặng.

Nhiều chuyện bên lề thuộc loại “giai thoại” ở thời điểm này nhưng không được kiểm chứng nên không viết ra đây. VTV bị hạ bệ thần tượng kéo theo nhiều hệ luỵ khác như đơn từ nặc danh gửi đi như bươm bướm. Toàn những chuyện thất kinh!

Đất vàng và được cơ chế đặc biệt nên các công ty quảng cáo xem ADT lớn hơn cả VTV24. Chương trình Chuyển động 24 thông kênh V1, V2 giá quảng cáo 80 triệu/01TVC 30 giây. Khung C11 thông kênh VTV1-VTV3 ADT độc quyền 210 triệu/01TVC 30 giây…

Vậy ADT kiếm được lợi nhuận bao nhiêu từ VTV24, khó xác định con số thật. Ví dụ độc quyền Chương trình 60 giây trên HTV thông kênh HTV7 – HTV9, một năm ADT trả cho HTV 150 tỷ trong khi thực thu là 400 tỷ. Nhưng ADT không lấn sân sang HTV mà nhường lại cho công ty Điền Quân sân sau của của ông Dương Thanh Tùng – Giám đốc HTV.

Chuyện Lê Bình bị mất chức kéo theo nhiều đồn thổi. Thực sự VTV24 bị quá nhiều sai sót và bê bối trầm trọng. Dưới bàn tay phù thuỷ Lê Bình, VTV24 đã thành một cái chợ. Tiền nhiều không phải là tôn chỉ mục đích ở một đài truyền hình quốc gia.

Dư luận thường bảo sau lưng Lê Bình là người này người nọ. Tất cả đều sai. Sau lưng người làm bao phen cộng đồng dậy sóng này là: NHÓM LỢI ÍCH TRUYỀN HÌNH!

Hot: TRƯỞNG ĐẠI DIỆN BÁO TIỀN PHONG BỊ TỐ "PHẢN ĐỘNG"

--- Khoai@ ---
 
Tin hót đây: Trưởng Đại Diện Báo Tiền Phong bị tố " Phản Động".

Người tố là luật sư Trần Đình Triển thuộc văn phòng luật sư Vì Dân.

Xin đăng lại toàn bộ đơn:

HÀNG RONG....

Hàng Rong là thứ thấp kém nên dẹp bỏ, cả Xã Hội này chả ai dám mở mồm vì sợ đụng chạm đến "Ông Cố Nội" mang tên Người Nghèo, với lại Đạo Đức Thương Người này kia, rởm đời, để tôi chửi cho nghe!

Dì Bảy trong xóm tôi nhà nghèo nuôi mấy mặt con ăn học, Dì có cái sạp bé xíu trong chợ nhỏ bán trái cây vườn, ngày lời hơn trăm ngàn, sống chật vật! Mấy nay Dì khóc mãi, hỏi tôi biết mua cái xe đẩy ở đâu không! Dì nói không biết người ở đâu xúm đến bán hàng rong đầy phía trước chợ, chả ai dẹp!

Họ không thuế má thuê mướn gì nên bán rẻ, mà bán toàn trái cây Trung Quốc bậy bạ, cân thiếu này kia nên lời ngày cả triệu bạc, mà người ta khoái mua vậy lắm, Dì với mấy bạn hàng trong chợ ý kiến họ xúm đòi đánh, Dì sợ quá, giờ bán lời ngày còn có mấy chục, không đủ mua thuốc uống! Chắc Dì mua cái xe đẩy trái cây đi bán giống họ quá!

Đây là chuyện thật 100%, người ta buôn bán có nơi có chỗ, chịu đóng thuế để làm vệ sinh, để kiểm tra an toàn VS thực phẩm này kia, Hàng Rong thì không, bán bậy bạ sao cũng được, vứt rác rến đầy đường, chiếm dụng lòng lề đường, bày ra trước chỗ người khác bán khác nào leo lên đầu người ta mà ngồi bán, vậy là cạnh tranh không công bằng, giết chết người buôn bán đúng đắn đàng hoàng!

Nhưng dân Việt Nam ta thì khoái rẻ, ham sự Lưu Manh, nên ưa chuộng Hàng Rong! Nghĩ nếu bán buôn trong chợ đàng hoàng thuế má đương nhiên giá đắt hơn, mua của hàng rong vừa tiện vừa rẻ. Người mua và bán cùng chiếm chỗ lòng đường vỉa hè làm nơi mua bán miễn phí cho mình trong khi người khác bị choáng chỗ không lưu thông được! Chỉ có hạ đẳng mới thản nhiên làm việc đó!

Hàng Rong, Xe Dù (thay vì vào bến bãi đàng hoàng), Hàng Xách Tay, Hàng Xuất Khẩu... là những thứ Lưu Manh để được rẻ, dành cho bọn Hạ Đẳng Rừng Rú, đã vậy còn trơ trẽn dùng Cái Nghèo để làm ông cố nội người khác, nghèo gì, bọn đấy đang làm nghèo người khác thì có!

Ở Mỹ cái gì cũng phải có Giấy Phép, làm Nail móng tay cũng phải đi học có bằng mới được làm, sửa cầu tiêu ko có bằng miễn luôn ha! Bán hàng rong hả, quên đi, bán cái gì ăn uống vào mồm thì cực khó khăn! Xã hội Văn Minh họ lo cho sự an toàn và công bằng của Người Dân, nếu áp dụng Luật như vậy ở Việt Nam chắc bọn Ông Cố Nội Nghèo nó đứng lên làm Cách Mạng chặt đầu người ta nữa quá!

Nhớ lời tôi nói, muốn Yêu Thương Người Nghèo thì phải nghiêm khắc với họ, buộc họ đi theo Lẽ Phải, còn dung dưỡng họ trong những sai trái là họ sẽ lôi bạn mãi cùng họ dưới bùn đen, mấy chục năm qua chưa sáng mắt ra à?

NGUYỄN DUY - KẺ DIỄN TRÒ THƠ VÀ CHÍNH TRỊ

--- Dương Bình Minh ---

TỪ TẤU VÈ THƠ...

Nguyễn Duy khởi nghiệp thơ của mình từ cuộc thi thơ năm 1972 - 1973 do Báo Văn ngệ tổ chức và được giải nhất (đồng hạng cùng Lâm Thị Mỹ Dạ, Hoàng Nhuận Cầm và Nguyễn Đức Mậu) với chùm thơ: "Bầu trời vuông", "Tre Việt Nam", "Giọt nước mắt và nụ cười" và "Hơi ấm ổ rơm". Đọc kỹ, có thể thấy thơ Nguyễn Duy còn lẫn với sạn, nhưng vì mục đích "mở rộng cánh cửa đền đài thi ca" cho lớp trẻ mà Ban giám khảo lúc ấy đã chiếu cố cho Nguyễn Duy. 

Thừa thắng xông lên,"phát kiến" ra kết từ/ trợ từ "là" trong tiếng Việt như không thể thiếu trong thơ; Nguyễn Duy cứ thế vung vít: Nào "ở đây là tấm lòng ta/ sông dài núi rộng cũng là ở đây", nào "trong veo là nắng với trời", nào "bao nhiêu là giọt mưa rào", nào "bao nhiêu là bóng siêu nhân", nào "cũ xưa đến vậy là cùng" .v.v... Vì vậy, có người tinh ý nhận ra, ngay từ đầu, thơ Nguyễn Duy nửa như tấu nói, nửa như hò vè quả không sai. Mà tấu nói và hò vè thì chỉ hợp với không gian xúm xít chứ với những ai muốn đến với văn chương đích thực để suy tư và chiêm nghiệm thì chắc rằng họ không muốn lãng phí thời gian. 

Biết được "sở năng" của mình, Nguyễn Duy ra sức phổ cập thơ mình dưới mọi hình thức: đọc thơ, hát thơ, lịch thơ , treo thơ ... nghĩa là bát nháo như tên một bài thơ của mình vậy - "Kim,Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ". Để đủ số lượng phổ cập thì phải sản xuất thơ. Vậy là - nói như Lê Thiếu Nhơn - Nguyễn Duy lại đánh bóng ngôn ngữ nôm na để chế biến ra không ít bài thơ hời hợt mà chính ông cũng không đủ thời gian để nhẫn nại chỉnh sửa hoặc nhẹ nhàng tiêu hủy. "Cô bé nhà bên" từa tựa tạp văn có ngắt xuống dòng, "Xiếc trên dây" chẳng khác gì đoạn văn tường thuật show diễn tạp kỹ đang cần bán vé, "Trên đồng bông Phước Sơn" hay bài "Gửi về Lam Sơn" viết dằng dặc mong nhớ mà không có một câu thơ nào. 

Sòng phẳng mà nói, trong đời thơ của mình, Nguyễn Duy không phải không có những bài thơ đích thực; nhưng giá mà Nguyễn Duy biết nắn nót như vậy hoặc biết dừng lại ở biên giới thơ và tấu nói. Nhưng dường muốn chứng minh bản lĩnh một thi sĩ lợi khẩu nên Nguyễn Duy cứ nhắm mắt phang bừa. Viết về ký ức biên giới Lạng Sơn thì thế này "AQ túm tóc Chí Phèo/ Để hai bác lính nhà nghèo đều thua". Nhưng ở đó ít ra người đọc còn hiểu lối nói xằng bậy của Nguyễn Duy; còn "Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ" là lời nói vô định của kẻ mộng du ban ngày "Có người thách ta đánh nhau/ Ta bảo ta yếu rồi ta lại không có võ/ Có đứa thách ta chửi nhau/ Ta bảo ta vừa bị mất trộm cả sọt từ ngữ/ Có đứa thách ta nhổ vào mặt nó/ Ta bảo hết đờm rồi". "Cơm bụi ca" thì vừa ăn vừa ngâm diễn "Xa nhau cực nhớ cực thèm /Ai về Hà Nội gửi em đôi nhời /Cô đầu thời các cụ chơi /Ta đây cơm bụi bia hơi tà tà".

Còn vô vàn kiểu thơ như thế trong đời thơ Nguyễn Duy, nhưng chừng ấy đủ cho thấy "tài thơ" của ông chỉ hợp với lối tấu chốn đông đúc; "Giá trị thơ Nguyễn Duy giữa văn bản và trình diễn có một khoảng cách nhất định. Lối dùng chữ lắt léo và cá tính của Nguyễn Duy dễ làm sung sướng phát điên phát rồ cho những ai không đủ kiên trì đối diện với thăm thẳm tâm trạng con người", "trong nỗi đam mê chinh phục, Nguyễn Duy quên mất một phẩm chất cần thiết cho tầm vóc nhà thơ là phải biết hoài nghi những tràng vỗ tay phấn khích". 

...ĐẾN LÀM TRÒ LỐ CHÍNH TRỊ 

Sau hơn hai chục năm tấu thơ, có ngày Nguyễn Duy hết vốn tuyên bố ly thân với nàng thơ để nhập hội những nhà dân chủ ... cuội, bịa đặt chính trị, viết/nói xỏ xiên. Mới đây, tại quán cà phê Sỏi Đá ở phố Ngô Thời Nhiệm, Quận 3, TP Hồ Chí Minh, Nguyễn Duy diễn trò trước Nguyên Ngọc, Hoàng Hưng, Bùi Chát, Hoàng Dũng, Phạm Xuân Nguyễn.v.v... được Nguyễn Quang A ghi hình lại. 

"Ma đưa lối quỹ dẫn đường", nhà thơ gốc Thanh Hóa lại tấu hài với dụng ý bôi bẩn hình tượng Võ Thị Sáu bằng cách bịa câu chuyện thông qua một nhân vật có tên là Bé Bê, con của một người đàn ông Pháp và một người phụ nữ gốc Hoa sống ở Sài Gòn trước thời điểm năm 1975. Công việc thường ngày của Bé Bê là tiếp phẩm lương thực cho một đồn bót tại huyện Đất Đỏ, Bà Rịa Vũng Tàu (đồn của lính Pháp). Nhiệm vụ của anh hùng Võ Thị Sáu là dùng lựu đạn để giết chết Bé Bê. Tuy nhiên, đúng hôm nhóm của chị Võ Thị Sáu có ý định dùng lựu đạn thì Bé Bê lại không có mặt trong đoàn lính tiếp phẩm nên chị Võ Thị Sáu đã dùng lựu đạn ném vào khu chợ khiến nhiều người bị thương. Sau độc lập, thống nhất đất nước, chính Bé Bê sau này là ân nhân, thường xuyên tài trợ lớn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Và trong một lần quay trở lại huyện Đất Đỏ, nơi có tượng và nhà lưu niệm của anh hùng Võ Thị Sáu, Bé Bê đã chỉ vào tượng mà nói rằng, chính bà này định giết tôi? 

Cơ sở tiếp theo là một cô gái làm phim về chị Võ Thị Sáu xác nhận, người em chị Sáu nói chị Sáu bị “chập”. 

Cuối cùng là một người đàn ông có chất giọng pha Huế, cho rằng con cháu nhà ông ta ở gần nhà chị Võ Thị Sáu, dân chúng ở đó đều biết chị Sáu “bị điên điên” và nói thêm “"Võ Thị Sáu lúc ra pháp trường đã bị "tâm thần", vì tâm lý người tử tù trước khi bị bắn đều hoảng loạn sợ hãi cho dù đó là một tội phạm sừng sỏ, và chỉ có người hoảng loạn tới mức bị điên mới ngắt hoa cài lên tóc thôi".” 

Với những dữ liệu vớ vẩn mà thực chất là dựng chuyên như vậy, nhóm này “đấu tố” Nhà nước và dân chúng Việt Nam hiện nay đi thờ cúng một người “chập” và tố những người viết bài thơ, bài hát, làm phim về chị Võ Thị Sáu đã “phịa” ra. 

Ở đây, chúng tôi không cần phải làm một việc vô đối để bác bỏ thông tin của đám "dân chủ cuội", vì nếu cần tư liệu về Liệt nữ Võ Thị Sáu, chỉ một thao tác bàn phím, sẽ cho bạn những tài liệu, nguồn dẫn, ý kiến từ những nhân chứng, những nhà nghiên cứu rất khả tín. Nó khác với lối nói đặt điều vu vơ của đám ô hợp nơi một bàn nhậu không hơn không kém. Nhưng thực tình - dù không lạ gì lối nói vu khoát, vu khống, đặt điều của số chống đối lâu nay - tôi vẫn không hiểu nổi đầu óc họ có "sức tưởng tượng diệu kỳ" đến mức đi làm một cái trò hèn hạ, phi khoa học lịch sử và mất đạo đức đến thế. 

Và lần này, Nguyễn Duy lại diễn tấu; nhưng không phải là tấu thơ mà làm trò lố chính trị. 

Chợt nhớ, Nguyễn Duy có câu thơ: "Móc họng mửa ra cầu vồng bảy sắc". Thôi chết rồi, thơ "bất hủ" đến thế là cùng. Hèn chi sau khi hết "mửa thơ", Nguyễn Duy toàn mửa ra những lời độc địa.

Hải Dương: KỶ LUẬT GIÁM ĐỐC SỞ NỘI VỤ VÌ BỔ NHIỆM CON TRAI KHÔNG QUA THI TUYỂN

PLO)- Chiều 31-3, Tỉnh ủy Hải Dương đã thông báo kết quả xử lý kỷ luật cán bộ đối với Bí thư Thị ủy thị xã Chí Linh (nguyên GĐ Sở LĐ,TB&XH Hải Dương) và ông Phạm Văn Tỏ, Giám đốc Sở Nội vụ Hải Dương.

Trước đó, tại Hội nghị lần thứ VII, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương khóa XVI đã họp, tiến hành biểu quyết nhất trí thi hành kỷ luật về Đảng đối với ông Lưu Văn Bản, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thị ủy Chí Linh, nguyên GĐ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương bằng hình thức khiển trách.

Việc xử lý kỷ luật cán bộ đối với ông Lưu Văn Bản là căn cứ Kết luận số 798/KL-TTBNV ngày 23-12-2016 của Thanh tra Bộ Nội vụ. Ban Thường vụ tỉnh ủy Hải Dương đã thành lập đoàn thanh tra tiến hành thẩm tra, xác minh toàn bộ các nội dung đã nêu trong kết luận.

Sở LĐ,TB&XH Hải Dương dậy sóng năm 2016 về việc bổ nhiệm

Qua kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm của các tập thể và cá nhân có liên quan, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã xác định tập thể lãnh đạo Sở LĐ,TB&XH Hải Dương và cá nhân ông Lưu Văn Bản có một số sai sót, khuyết điểm, vi phạm như:

Bổ nhiệm nhiều cán bộ giữ chức vụ Phó trưởng phòng và tương đương; bổ nhiệm 2 công chức làm Phó trưởng phòng khi chưa đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn ngạch công chức hành chính; ký hợp đồng không xác định thời hạn đối với các nhân viên làm công tác chuyên môn chưa đúng quy định; chưa kịp thời tham mưu cho Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành văn bản quy định về điều kiện, tiêu chuẩn chức danh cán bộ cấp phòng để làm căn cứ thực hiện. Các vi phạm trên là vi phạm vào Điểm e, Khoản 1, Điều 10, Quy định số 181-QĐ/TW, ngày 30/3/2013 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm.

GĐ Sở Nội vụ bị khiển trách vì bổ nhiệm con trai không qua thi tuyển

Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương khóa XVI cũng đã tiến hành biểu quyết nhất trí thi hành kỷ luật về Đảng đối với ông Phạm Văn Tỏ, Giám đốc Sở Nội vụ Hải Dương bằng hình thức khiển trách.

Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã xác định tập thể lãnh đạo Sở Nội vụ và cá nhân ông Phạm Văn Tỏ, GĐ Sở Nội vụ Hải Dương đã có một số sai sót, khuyết điểm vi phạm cụ thể như:

Quyết định tiếp nhận không qua thi tuyển đối với ông Phạm Văn Kháng (Con trai của ông Phạm Văn Tỏ, PGĐ Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi huyện Bình Giang vào làm công chức của Sở LĐ,TB&XH nhưng không có văn bản gửi Bộ Nội vụ xin ý kiến trước khi quyết định tiếp nhận không qua thi tuyển là chưa đúng với quy định tại Điểm d, Khoản 2, Điều 10, Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ về quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức.

Bên cạnh đó, ông Tỏ còn chậm tham mưu cho Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt chức năng, nhiệm vụ các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; chậm tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, số lượng, trình tự bổ nhiệm cán bộ cấp phòng thuộc Sở, ngành; thực hiện công tác thanh tra cán bộ chưa thường xuyên nên có vi phạm trong bổ nhiệm cán bộ cấp phòng; có trách nhiệm liên quan trong tuyển dụng viên chức tại Trung tâm Nuôi dưỡng tâm thần người có công và xã hội và ký hợp đồng làm công tác chuyên môn của Sở LĐ,TB&XH.

Các vi phạm trên vi phạm vào Điểm đ, Khoản 1, Điều 10, Quy định số 181-QĐ/TW, ngày 30/3/2013 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm.

Tỉnh ủy cũng thông báo: Ngay khi nhận ra sai sót, khuyết điểm, ông Bản và ông Tỏ đã nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm và tích cực khắc phục các sai sót. Ông Bản và ông Tỏ tự nhận hình thức kỷ luật về Đảng là khiển trách.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương cũng giao Ban cán sự Đảng Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương chỉ đạo tiến hành kiểm điểm, xử lý kỷ luật về mặt chính quyền đối với cá nhân và tập thể lãnh đạo Sở Nội vụ, Sở LĐ,TB&XH giai đoạn 2011-2016.

MẠT HẠNG

--- Cuteo@ ---

Có 2 thằng cù nhầy, 1 thằng xây nhà và 1 thằng viết báo. Thằng viết báo tởm lợm hơn nhiều.

1. Anh Nguyễn Sỹ Kỷ, Phó Ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk, xây biệt thự hai tầng trái phép trên đất nông nghiệp. Khi bị UBND phường Ea Tam (TP Buôn Ma Thuột) phát hiện và việc đề xuất xử lý thì anh chày cối với giọng điệu bẩn bựa, thậm chí còn đe dọa tự sát nếu cưỡng chế. Xem thêm ở đây.

Anh Kỷ dù thừa nhận mình sai song vẫn cho rằng kỷ luật anh là không công bằng, vì năm 2012 gia đình anh bắt đầu xây dựng nhà, trong thời gian xây dựng, không có bất kỳ cán bộ nào tới yêu cầu tạm dừng xây dựng. Như vậy chính cơ quan quản lý cũng đã sai.

Và đây là điều đáng chú ý, anh cho rằng, toàn bộ khu vực này có hơn 100 ngôi nhà đều xây dựng trên đất nông nghiệp, nhiều biệt thự 2-3 tầng và có nhà của nguyên lãnh đạo tỉnh nhưng chính quyền chỉ yêu cầu một mình gia đình ông tháo dỡ là không công bằng. 

Anh Kỷ nói: "Nếu vợ chồng tôi xây nhà trên đất lấn chiếm của người khác, đất của nhà nước, khi cơ quan chức năng cưỡng chế thì vợ chồng tôi sẵn sàng ra gầm cầu ở. Đằng này gia đình tôi xây trên đất của mình, có sổ đỏ. Vợ chồng tôi sẵn sàng tự sát ngay tại chỗ nếu cưỡng chế. Họ không cưỡng chế ai cả, chỉ cưỡng chế mình gia đình tôi nên chỉ có lấy cái chết để giải oan cho mình. Cả cuộc đời này chỉ còn từng đó, không có gì nữa. Nếu họ nghĩ tôi tham ô thì cứ làm đi, sai đâu tôi chịu".

Quả là đáng suy ngẫm phải không các bạn.

2. Trong bài viết của báo Người Lao Động, có một tình tiết, xin trích nguyên văn: "Cũng theo ông Kỷ, ngôi nhà là tài sản cả đời tích góp của vợ chồng ông. Vợ ông kinh doanh nhiều mặt hàng, còn ông ngoài làm cán bộ nhà nước thì lúc trẻ sau giờ làm việc phải chạy xe ôm thâu đêm để tích góp". 

Như vậy, lý do ông có tiền để xây dựng căn nhà trên có từ nhiều nguồn, trong đó có cả tiền mà ông chạy xe ôm để tích cóp. 

Tình tiết "chạy xe ôm" này đã bị báo Vnexpress xuyên tạc, coi đó là lời giải thích cho câu hỏi, anh lấy tiền đâu mà xây nhà. Vnexpress đã mặc nhiên coi việc anh chạy xe ôm kiếm tiền là nguồn thu chính để anh Kỷ có tiền xây nhà.

Vnxpress giật tít: Phó ban Nội chính tỉnh chạy xe ôm thời trẻ tích cóp tiền xây biệt thự. Xem hình:

He he, với cái tiêu đề này, anh Nguyễn Sỹ Kỷ sẽ là mục tiêu tấn công của những kẻ hời hợt.

Dự là gạch đá qua mạng sẽ đủ cho anh xây 10 cái biệt thự như thế.

Anh phóng tinh viên báo Vnexpress viết "Ông Nguyễn Sỹ Kỷ (Phó Ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk) cho biết thời trẻ ông chạy xe ôm thâu đêm để tích cóp tiền xây căn biệt thự hai tầng, nay bị buộc tháo dỡ vì sai quy định - câu chuyện đang gây chú ý cộng đồng". Anh PV đã lờ đi chi tiết gia đình anh Kỷ buôn bán nhiều ngành nghề. 

Đây là đòn đánh dưới thắt lưng của phóng viên đối với anh Kỷ. Chơi thế là không đẹp, là mạt hạng đấy, anh phóng viên ạ. 

Đấu tranh với cái sai là điều nên làm, nhưng nó khác hoàn toàn với việc lợi dụng đấu tranh với cái sai để trục lợi cá nhân! 

FORMOSA - LỢI DỤNG VỤ CÁ CHẾT MỚI LÀ THẢM HỌA

--- LâmTrực@ ---

Thảm hoạ là những hiện tuợng, biến cố bất ngờ, gây tổn thất lớn về người và của cải vật chất, môi trường, vượt lên khả năng tự bù đắp của địa phương nơi xảy ra thảm họa, đòi hỏi sự huy động cứu trợ đặc biệt từ bên ngoài. 

Người ta vẫn nói, sự kiện Formosa xả thải chất độc hại ra môi trường là một thảm họa. Tuy nhiên, khi xem lại tất cả các bài báo phản ánh thảm hỏa này, người ta vô cùng ngạc nhiên khi thấy, cả số lượng và những hình ảnh đều không thể chứng minh được nó là thảm họa. Ngược lại, kèm với cái tên Fromosa, có 2 thảm họa được nhắc đến, đó là báo chí và giáo dân bị kích động.

1.
Đã có nhiều người nhìn nhận lại vấn đề sau một năm Formosa. Trong đó ý kiến đáng lưu ý nhất là của bạn Nhat Dinh. Xin được chỉnh sửa và tóm tắt lại nội dung như dưới đây.

Bạn Nhat Dinh nhận xét, "Cá có chết ở bốn khu vực: Vũng Áng, Sơn Dương, Nhân Trạch, và kéo từ Quảng Bình vào đến Phú Lộc thuộc Thừa Thiên Huế. Nhưng với những gì mà báo chí mô tả, ảnh chụp lại thì có thể khẳng định cá không chết ở quy mô thảm họa". 

Bạn Nhất Dinh cũng nhận xét, những bức ảnh trên báo chí chính thống thu hút nhiều người xem nhất về thảm họa cá chết miền Trung là những bức ảnh chụp cá chết ở Wuhan (Trung Quốc) và Tianjin (Trung Quốc). 

Trên mạng xã hội thì lại càng nhiều ảnh nước ngoài, kể cả Xakhalin (Nga), Jambeli (Ecuador) được ghi chú rõ ràng là ảnh cá chết ở miền Trung tháng 4, cứ như thể là tác giả đã ở tận nơi để chụp ảnh cá chết. 

Sự nhầm lẫn được nhắc đi nhắc lại nhiều lần đến mức sau này các FB nghìn like cứ điềm nhiên share ảnh nước ngoài và bình luận thảm thiết về thảm họa nước nhà qua những bức ảnh ngoại bang.

Tại sao hàng triệu người sống dọc bờ biển, hàng triệu đôi mắt với ý chí nung nấu chộp bằng được bức ảnh lạ, có smart phone và máy ảnh trong tay lại không chụp được một ảnh cá chết nào cho ra hồn nên cứ phải lấy ảnh ngoại để mô tả? Trong nhiếp ảnh có một luật chơi: bạn không thể chụp được hành động nếu nó không xảy ra.

Hãy xem những gì xảy ra trên mặt báo. các bạn chú ý, ảnh bên trái là báo tiếng Việt đưa, và hình ảnh được lấy từ trang báo nước ngoài, phản ánh vụ việc ở nước ngoài nhé:

Ảnh 1: Nhà Báo và Công Luận khai sáng công luận bằng ảnh Trung Quốc:


Trong khi cả nước ầm ầm lên vì “thảm họa môi trường”, khi thiệt hại mà “thảm họa” mang đến đã cực lớn, chỉ có rất ít tiếng nói chìm nghỉm về việc liệu đó có phải là “thảm họa” hay không. Cá có chết ở quy mô “thảm họa” hay không?

Ảnh 2: Trang Thông Luận, khá uy tín vì thái độ ôn hòa và thảo luận trí thức, cũng lấy ảnh cá chết ở Trung Quốc để mô tả miền Trung.


2.
Sau ảnh là con số. Có bao nhiêu tấn cá chết? Không ai rõ. 

Cá nuôi chết ở Vũng Áng, một ít cá nuôi chết ở Sơn Dương. Cá tầng đáy chết ở Nhân Trạch kéo dài đến bờ biển Huế nhưng đến Phú Lộc thì lại là cá nuôi chết chứ không phải cá tầng đáy. Chỉ có một bài báo của nhà khoa học người Đức Schroeder nêu con số cao nhất là 277 tấn bao gồm cả cá chết trong các lồng và hồ nuôi cá. Các nguồn khác chỉ đưa ra được con số dưới 100 tấn. Cứ cho con số cao nhất là 277 tấn, sau khi trừ cá trong lồng và cá trong hồ còn lại khoảng một nửa, 138 tấn. Một dải bờ biển dài 250km trung bình 0,5kg cá/mét chiều dài chết dạt vào bờ. Con số đó lại trải dài gần một tháng, có nghĩa là trong một ngày phải hơn 60m bờ biển mới có một 1kg cá dạt vào. 

Một số nhà báo của những tờ báo hàng đầu đã tin lời ngư dân hồi đầu tháng 5/2016 là cá chết “xếp lớp dưới đáy biển” và bỏ tiền ra sắm GoPro, thuê thợ lặn xuống chỉ để phát hiện là chả có cá xếp lớp ở đâu cả. Chỉ có bãi san hô tan hoang từ đời nào (video của VTV từ 2015 đã chứng kiến đáy biển tương tự). 

Đó không thể gọi là thảm họa, càng không thể tạo ra những bức ảnh cá chết ấn tượng như ở Chile, Xakhalin, Wuhan, Tianjin, Ecuado. 

Đã lóe lên lý do tại sao không có ảnh.

Ảnh 3: Ảnh thật ở Nhân Trạch, Quảng Bình cho thấy khoảng cách giữa các con cá chết


Sở dĩ không có con số rõ ràng vì không có biên bản cá chết. Ngay cả các nhà khoa học lớn tiếng phán xét về cá chết, hay được mời để thẩm định báo cáo của Chính phủ, hay các quan chức tỉnh và nghị sĩ Đài Loan đều không nhìn thấy biên bản khám nghiệm tử thi cá. 

Báo chí nói có một thông báo cá chết không vì bệnh của Thủy sản Hà Tĩnh và thông báo của Viện Thủy sản I. Không ai đưa chi tiết. 

Trong khi cá chết gồm nhiều loại khác nhau, tập trung ở những khu vực chia cắt về dòng chảy thì chỉ có một dòng thông báo chung. Đúng ra nếu cá chết thật thì phải có biên bản khám nghiệm tử thi cá của Thủy sản Hà Tĩnh đối với cá chết trong vịnh Vũng Áng, biên bản của Quảng Bình về cá chết ven bờ Quảng Bình, biên bản Quảng Trị, biên bản Thừa Thiên Huế. Thậm chí cá chết ở Nhân Trạch khác với cá chết trong cửa sông Nhật Lệ. Án mạng mà không có biên bản khám nghiệm tử thi thì án mạng đó không thể có hồ sơ để khởi tố.

Đó là các sự kiện riêng rẽ. Nếu chất độc giết cá ở Nhân Trạch thì vào ngày 6-7 tháng 4/2016 khi dòng chảy ven bờ vẫn chủ yếu là hướng Bắc Nam nên không có cách gì đám chất độc (còn gọi là cái chăn) bơi ngược dòng nước ra Vũng Áng, vào tận trong cửa sông được. Hơn nữa, chất độc giết cá ở Nhân Trạch là giết cá tầng đáy, nằm chìm dưới đáy biển sâu 20-30m một cách rất bền vững gần một tháng thì không thể ngoi lên để giết cá nuôi sát bờ tại Vũng Áng phía Bắc hay Phú Lộc phía Nam chỉ trong một hai ngày rồi lại lặn xuống tiếp tục giết cá tầng đáy ngoài biển.

Ai đó, chính phủ, các nhà khoa học, hoặc tất cả đám đông Dư luận đã cố tình nhập nhằng để gộp các sự kiện riêng rẽ thành một sự kiên liên hoàn. Gộp ba, bốn con trâu thành con khủng long gây ấn tượng truyền thông mạnh hơn nhiều. Không ai chú ý đến ba con trâu hay ba mươi con trâu. Nhưng ai cũng chú ý đến con khủng long mà chả cần biết con khủng long ấy to hay nhỏ, có thật hay không.

3.
Nhận xét: Đọc xong bài trên chắc chắn bạn đọc sẽ đặt câu hỏi: Tại sao nhiều lỗ hổng như vậy mà chính phủ Việt Nam vẫn công bố chính thức, và Formosa vẫn ngoan ngoãn chấp nhận xin lỗi, bồi thường 500 triệu đôla? Để trả lời câu hỏi ấy, bạn nên nhớ lại bầu không khí xã hội, chính trị tại Việt Nam khi đó. Từ chính xác để mô tả dư luận xã hội Việt Nam khi đó là "cơn cuồng loạn tập thể". Người dân biển suốt dọc miền Trung khốn đốn, không phải vì cá chết, mà là vì mọi người sợ cá chết nên không ai mua. Nhiều cuộc biểu tình, bạo động đã xảy ra, với nguy cơ phát triển lên thành những thứ nguy hại hơn rất nhiều. Nguy hại đến đâu? Bạn cứ nhìn vào Ukraine thì sẽ rõ. 

Trong tình hình đó, mục đích hàng đầu của chính phủ Việt Nam là làm dịu dư luận và tháo ngòi thùng thuốc súng đó. Và mục tiêu hàng đầu của Formosa là được dư luận để yên để làm việc kinh doanh. Vậy nên chúng tôi phỏng đoán rằng chính phủ Việt Nam đã thương thuyết với Formosa và đề nghị họ đóng màn kịch đó để đạt được mục đích trên mà cả hai bên đều cần. Sau đó, chính phủ Việt Nam lẳng lặng giảm thuế cho Formosa số tiền cũng khoảng 500 triệu đôla. 

Vậy là chính phủ đã lừa dối người dân? Thật là đáng phẫn nộ! Nhưng nếu bạn so sánh Việt Nam hiện nay với Ukraine hiện nay, cơn phẫn nộ của bạn có lẽ sẽ xẹp xuống. Những gì chính phủ Việt Nam đã làm là điều tốt nhất họ có thể làm trong hoàn cảnh ấy. 

Nói tóm lại, thứ duy nhất "chết hàng loạt" tại Việt Nam một năm về trước là đầu óc suy nghĩ tỉnh táo và chín chắn của người dân Việt Nam.

4.
Thảm họa nào?

Thảm họa lớn nhất chính là thảm họa báo chí và thảm họa giáo dân bị kích động bởi các linh mục chống chính quyền.

Xem thêm:


Tờ Doanh nhân cũng hồn nhiên dùng ảnh cá chết ở Trung Quốc để minh họa miền Trung VN


Tờ Thời đại cũng đặt chú thích cho cá chết ở Trung Quốc là ở miền Trung:


5.
Thật nực cười cho các cha đạo thuộc giáo phận Vinh và những nhà dân chủ cuội ở Việt Nam. Kêu gọi nhân dân ký đơn kiện FHS nhưng lại dùng ảnh ở Trung Quốc và các nước khác trên thế giới để mô tả cá chết ở miền Trung Việt Nam.